Và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Illinois (Mỹ) đã thành công trong việc này.
Phát triển từ ý tưởng các thiết bị điện tử bị hoà tan trong nước vào cuối vòng đời, họ đã nghĩ ra một phương pháp mới để phá huỷ chúng, đó là sử dụng axit, với “đòn bẩy” là nhiệt độ cao.
Nguyên lý của phương pháp này khá đơn giản. Đó là họ sẽ hoà trộn các giọt axit nhỏ li ti, với nồng độ thấp cùng với chất sáp, rồi phủ lên mặt của các mạch điện tử.
Khi thiết bị điện tử hết hạn sử dụng, nhiệt độ sẽ khiến chất sáp bị tan chảy, axit chảy vào thiết bị và hoà tan chúng.
Thời gian để các thiết bị bị kích ứng nhiệt và phân rã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ dày sáp, nồng độ axit và nhiệt độ. Điều này giúp các nhà khoa học có thể kiểm soát được chính xác hơn quá trình phá huỷ một thiết bị nào đó.
Các nhà nghiên cứu cho biết có thể chế tạo thiết bị hòa tan trong vòng ít nhất 20 giây hoặc lên đến vài phút sau khi kích ứng nhiệt.
Việc bao phủ các linh kiện bằng sáp có nhiệt độ tan chảy khác nhau có thể cho ra đời các thiết bị phân hủy theo một loạt các bước xác định. Điều này cho phép kiểm soát thời gian hoạt động của các linh kiện cụ thể, cung cấp cho các thiết bị khả năng cảm biến và phản ứng với các điều kiện môi trường của thiết bị.