Báo Mới

Nhật Bản đấu với Colombia: Cơ hội nào cho đại diện châu Á

Đó là lý do tại sao HLV Jose Pekerman vẫn tung ra sân đội hình mạnh nhất có thể ở trận đấu rạng sáng ngày mai khi đối đầu với Nhật Bản. Sức mạnh của Colombia tại giải đấu năm này nằm ở thể lực sung mãn, chiến thuật hợp lý và điểm rơi phong độ của các trụ cột. Juan Cuadrado (đã thực hiện 3 đường kiến tạo tại World Cup 2014) và James Rodriguez (ghi 2 bàn tại giải năm nay) đang là “bộ óc” cho hàng công của đội bóng Nam Mỹ với khả năng tung hứng, hỗ trợ cho nhau rất tuyệt vời. Hầu hết những pha bóng tấn công của Colombia đều qua chân của hai tiền vệ này.

Trong cả hai trận đấu trước, các hậu vệ Hy Lạp và Bờ Biển Ngà đã không thể “bắt chết” được hai ngòi nổ bên phía Colombia. Thêm vào đó, nhờ những toan tính đầy khoa học của HLV Pekerman trước từng đối thủ, Colombia thi đấu rất nhàn nhã mà vẫn hiệu quả. Không chỉ có thế, nhiều tên tuổi khác như Juan Fernando Quintero, Teofilo Gutiérrez hay Pablo Armero (mỗi cầu thủ đã có 1 bàn thắng tại Cúp Thế giới năm nay) cũng đều sẵn sàng tạo nên khác biệt cho đội nhà.

Trong khi đó, Nhật Bản đã bỏ lỡ cơ hội đi tiếp rất đáng tiếc khi không thể thắng Hy Lạp ở lượt trận thứ hai. Với lợi thế hơn người trong suốt hơn nửa thời gian của trận đấu, nhưng kiếm của các võ sĩ Samurai xanh không đủ sắc lẹm để mang về chiến thắng cho đội nhà. Có vẻ như tại World Cup 2014, đại diện châu Á đã không thi đấu với đúng tiềm năng, thực lực của mình. Hầu hết các trụ cột đã không thể hiện được vai trò đầu tầu của mình. Không những thế, mặc dù đã sử dụng nhiều phương án tấn công khác nhau với các chân sút tốt nhất đang có trong tay, nhưng có vẻ HLV Zaccheroni vẫn không thể tìm ra cho Nhật Bản một cây săn bàn thực sự tại Brazil 2014.

Ở cả hai trận đấu vừa qua, Samurai xanh đã không thể tận dụng được những cơ hội tạo ra để “giải quyết” đối thủ. Sáng ngày mai, họ buộc phải thắng để nuôi hy vọng đi tiếp. Nhưng, với những gì đã thể hiện, e rằng rất khó để thày trò HLV Zaccheroni hoàn tất mục tiêu. Ngoài ra, còn một điểm trừ khác của Nhật Bản trước trận đấu quyết định này, đó là thành tích kém cỏi khi đối đầu với các đội bóng Nam Mỹ tại World Cup (thua 2, hòa 1).

TRỌNG TÀI: PEDRO PROENCA (Bồ Đào Nha, 43 tuổi)

THÔNG TIN

Colombia: Vắng Bacca do chấn thương.

Nhật Bản: Ra quân với đội hình mạnh nhất.

Theo châu Á, Colombia thắng cả 2 cuộc đối đầu với Nhật Bản trước đây; thắng 6, hòa 2, thua 2 ở 10 trận gần nhất; thắng 4, hòa 2 ở 6 trận gần đây trên sân trung lập.

Theo châu Á, Nhật Bản thắng 6, hòa 1, thua 3 ở 10 trận gần nhất, thắng 2, hòa 1, thua 1 ở 4 trận vừa qua trên sân trung lập.

Colombia thắng 6, hòa 4 ở 10 trận gần nhất; thắng 3, hòa 2 ở 5 trận vừa qua trên sân trung lập.

Nhật Bản thắng 5, hòa 2, thua 1 ở 8 trận gần nhất; thắng 2, hòa 1, thua 1 ở 4 trận gần đây trên sân trung lập.

6/9 trận gần nhất của Colombia và toàn bộ 3 trận gần đây trên sân trung lập đều khép lại với ít nhất 3 bàn thắng. 6/8 trận vừa qua của Nhật Bản cũng có tổng bàn thắng từ 3 bàn trở lên.

4/5 trận gần nhất của Colombia có tối thiểu 1 bàn thắng được ghi trong hiệp 1.

HLV Alberto Zaccheroni (Nhật Bản): “Trận hòa Hy Lạp 0-0 khiến cơ hội đi tiếp của Nhật Bản không còn nhiều nhưng chúng tôi sẽ chiến đấu đến giây cuối cùng”

HLV Jose Pekerman (Colombia): “Colombia đã giành vé vào vòng 1/8, nhưng như vậy không có nghĩa Nhật Bản sẽ dễ thở ở trận này bởi chúng tôi muốn cán đích với ngôi đầu bảng”

Kịch bản bảng C

Colombia đã giành vé.

BBN sẽ đi tiếp nếu thắng Hy Lạp; hoà Hy Lạp và Nhật không thắng Colombia; Hoà Hy Lạp và Nhật chỉ thắng tối thiểu Colombia, nhưng tổng số bàn thắng Nhật ghi được ở vòng bảng phải bằng hoặc nhỏ hơn của BBN.

Hy Lạp đi tiếp nếu thắng BBN, đồng thời Nhật không thắng Colombia; Thắng BBN với cách biệt đủ lớn để hơn Nhật về chỉ số phụ trong trường hợp Nhật cũng thắng Colombia.

Nhật đi tiếp nếu thắng Colombia cách biệt từ 2 bàn trở lên, đồng thời BBN hòa Hy Lạp; Thắng Colombia và Hy Lạp thắng BBN với cách biệt dưới 3 bàn.

Dự đoán kết quả: Colombia thắng 2-1

Đọc thêm: Lịch thi đấu World Cup 2014 ngày 24/6

Tag:

World Cup