Một vấn đề đau đầu với người dùng các thiết bị di động hiện nay chính là pin. Ngoài việc thời lượng pin chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong ngày thì việc thời lượng này ngày càng giảm theo thời gian sử dụng (hay còn gọi là pin bị chai) cũng rất đáng lo ngại. Việc chai pin là điều tất yếu trong quá trình sử dụng, mỗi viên pin trên thiết bị di động hiện nay thường có tuổi thọ khoảng vài trăm cho tới nghìn “vòng” (tính từ 100% xuống 0%), thấp hơn nếu người dùng không đúng cách như sạc quá lâu, để pin kiệt,…
Đó là nguyên nhân “nhìn thấy” được, còn ở tầng sâu xa hơn, mới đây các nhà khoa học cũng đã tìm ra nguyên nhân của việc tuổi thọ pin giảm này. Kết quả nghiên cứu này vừa được các nhà khoa học thuộc Lawrence Berkeley, Brookhaven và Stanford tuyên bố.
Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân làm tuổi thọ pin giảm chính là do sự xói mòn ở cực của pin. Kim loại bị sói mòn ở cực âm và hình thành nên muối ở cực dương trong quá trình sử dụng. Sự sói mòn này xả ra ngay từ khi viên pin được đưa vào sử dụng khiến nó bị giảm tuổi thọ.
Từ nguyên nhân đó các nhà khoa học đã thúc đẩy việc nghiên cứu một loại bột chống xói mòn trên cực âm nhằm hạn chế sự xói mòn này, từ đó làm tăng tuổi thọ của pin.
Nghiên cứu chỉ mới ở trong giai đoạn đầu và chưa xác định được chính xác tuổi thọ pin Li-Ion sẽ được kéo dài thêm bao nhiêu nhưng rõ ràng đây là một nghiên cứu đầy hứa hẹn. Pin Li-Ion hiện đang được sử dụng trong hầu hết các thiết bị di động nên nếu việc nghiên cứu trên thành công sẽ tạo ra một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề suy giảm tuổi thọ pin hiện nay.