Tin tức công nghệ

Hầu hết các ứng dụng diệt virus trên điện thoại Android không thể phát hiện "virus", ăn tiền quảng cáo là chính

Theo AV-Comparatives - đơn vị chuyên thử nghiệm và đánh giá các phần mềm diệt virus có trụ sở tại Áo, hầu hết các ứng dụng chống virus mà bạn dùng trên điện thoại Android không mang lại tác dụng đáng kể nào, ngoài việc ngốn dung lượng lưu trữ của thiết bị.

Phòng lab của đơn vị này đã thử nghiệm với rất nhiều ứng dụng antivirus phổ biến trên CH Play bằng khoảng 2.0000 mẫu phần mềm độc hại. Kết quả là chưa đến 1/10 trong số các ứng dụng diệt viris có khả năng chống lại toàn bộ 2.000 phần mềm nói trên. Thậm chí hơn 2 /3 số ứng dụng có tỉ lệ chặn chỉ dưới 30%.

“Mục đích chính của các ứng dụng này là tạo ra doanh thu cho các nhà phát triển nhờ hiển thị quảng cáo, thay vì chống virus thực sự.”, AV-Comparatives cho biết.

Theo nghiên cứu của đơn vị này, chỉ có 23 trên tổng số 250 ứng dụng diệt virus được đưa vào kiểm tra là có tác dụng thực sự, trong đó đã bao gồm những cái tên nổi tiếng như Norton và Avast. Trong khi đó, nhiều ứng dụng lại dễ dãi đến mức “thả” toàn bộ các phần mềm có tên “Facebook” hoặc “Google”, mà chúng ta đều biết kẻ xấu thường có xu hướng đặt tên các phần mềm độc hại của chúng theo những cái tên lớn để lừa người dùng. Ngược lại, nhiều ứng dụng diệt virus lại chặt chẽ đến mức chặn toàn bộ các phần mềm trên máy của người dùng, bao gồm cả những phần mềm được tải về từ kho ứng dụng CH Play.

Nhìn chung, người dùng cần cân nhắc khi sử dụng các ứng dụng diệt virus trên điện thoại. Chỉ tải về các ứng dụng từ tên tuổi lớn, có độ tin tưởng cao với nguồn gốc rõ ràng, có website giới thiệu chỉn chu. Điều mà các ứng dụng antivirus “rởm" không có. Ngoài ra, cũng hãy tận dụng tính năng dùng thử của các ứng dụng diệt virus trước khi quyết định bỏ tiền ra mua.

 

Nhiễm virus đào tiền ảo, hàng trăm nghìn máy tính tại Việt Nam bị chiếm quyền điều khiển

(Techz.vn) Bkav vừa phát đi cảnh báo cho biết đã có hơn 139.000 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus đào tiền ảo mới W32.AdCoinMiner. Virus này phát tán qua dịch vụ quảng cáo trực tuyến Adf.ly và qua lỗ hổng phần mềm, với mục đích chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân để đào tiền ảo.