Nhịp sống số

Mã độc trên smartphone Trung Quốc là hiểm họa thực sự

Mã độc trên smartphone Trung Quốc là hiểm họa thực sự

Có một thực trạng đáng báo động đối với người dùng Việt Nam hiện nay, đó là khi tìm mua một chiếc điện thoại hay sản phẩm điện tử nào đó nói chung, những con số về cấu hình và giá cả là yếu tố duy nhất được quan tâm, trong khi đó nguồn gốc sản phẩm thì bị coi nhẹ, tính bảo mật và an toàn thông tin thì gần như “không có trong từ điển” của một phần lớn người dùng.

Với tâm lý “là dân thường, không có thông tin gì quan trọng để cần che giấu hay sợ bị phát tán cả”, người dùng thường bỏ ngoài tai những cảnh báo về nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra trên một vài loại sản phẩm điện tử có nguồn gốc không rõ ràng, mã độc dường như là một cái gì đó quá xa lạ và chẳng thể gây hại cho chúng ta từ chiếc điện thoại nhỏ bé.

Nhiều người vẫn lựa chọn những mẫu điện thoại "nhái" vì giống hàng xịn và có mức giá rẻ. Ảnh: Internet

Thế nhưng thử tưởng tượng, khi mà danh bạ, tin nhắn, e-mail, tài khoản ngân hàng, ảnh cá nhân, tất cả những việc mà chúng ta là trên chiếc điện thoại của mình lại bị âm thầm gửi đến một nơi khác, microphone, camera tự động kích hoạt để thu thập hình ảnh và các cuộc nói chuyện của người dùng,… và hàng loạt nguy cơ khác có thể xảy ra. Mã độc trên điện thoại chẳng là gì, nhưng những hành động trên thì chúng hoàn toàn có thể làm được một cách dễ dàng. Và an toàn thông tin là dành cho tất cả mọi người.

Mua smartphone để phục vụ liên lạc, chứ không phải để bị theo dõi

 

Hồi tháng 06/2014, một trang công nghệ uy tín của nước ngoài cho biết một số mẫu điện thoại có nguồn gốc từ Trung Quốc có kèm theo các phần mềm độc hại hết sức nguy hiểm. Sản phẩm có tên Star N9500 được rao bán trên eBay với mức giá khá rẻ so với những thông số cấu hình có được. Không chỉ rẻ, chiếc điện thoại này khi xuất xưởng còn được “tặng kèm” theo cả Uupay.D Trojan, một phần mềm độc hại hoạt động tương tự như Google Play Store. Chúng có khả năng thu thập và sao chép các thông tin cá nhân cũng như tự động ghi âm các cuộc hội thoại của người sử dụng. Thậm chí, một nhà phân tích của Kaspersky còn nhận định rằng thiết bị này có thể đã xuất xưởng kèm theo các chương trình gián điệp.

Chiếc điện thoại Star N9500 có mức giá khoảng 200USD, có chứa mã độc. Ảnh: Mixshop

Cũng trong năm 2014, một tên tuổi lớn khác của Trung Quốc là Xiaomi cũng thừa nhận rằng thiết bị của họ tự động kết nối và tải dữ liệu lên máy chủ tại Trung Quốc. Hãng này cho biết thiết bị của hãng không gửi các thông tin cá nhân của người sử dụng mà chỉ là tình trạng của máy nhằm mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên dù với mục đích gì, điều này cũng khó mà chấp nhận được. Chưa dùng lại ở đó, trang tin công nghệ Đài Loan TechNews đã dẫn nguồn chứng minh thiết bị này còn gửi cả hình ảnh, tin nhắn và nhiều nội dung khác về máy chủ tại Trung Quốc.

Và ngay trong những ngày vừa qua, nhiều người dùng tại Việt Nam lại “giật mình” vì một loại mã độc “cứng đầu” và nguy hiểm khác có trong những sản phẩm từng được được bán tại nước ta trước đây từ một thương hiệu quen thuộc.

Gionee GN800 có chứa mã độc DeathRing. Ảnh: Internet

Phần mềm độc có tên DeathRing, tồn tại dưới dạng một ứng dụng nhạc chuông và được nhúng vào thư mục hệ thống của thiết bị khiến nó không thể bị gỡ bỏ. Nhiệm vụ của DeathRing là tải về các đoạn tin nhắn với nội dung chứa link WAP nhằm dụ người dùng tiết lộ các thông minh cá nhân, chúng cũng có thể tải về các file APK và cài đặt vào thiết bị bất cứ lúc nào.

Đáng chú ý, sự tinh vi của DeathRing ở chỗ chúng không kích hoạt ngay lập tức trong lần chạy đầu tiên của thiết bị, mà chỉ bắt đầu hoạt động sau 5 lần khởi động lại hoặc “sau khi nạn nhân sử dụng thiết bị ít nhất 50 lần”. Theo danh sách của Lookout thì các thiết bị nhái điện thoại nổi tiếng có nguy cơ nhiễm phần mềm độc này cao nhất, họ cũng kể tên một số sản phẩm bị dính phần mềm độc này là TECNO, Gionee Gpad G1/GN708W/GN800, Polytron Rocket S2350, Hi-Tech Amaze Tab, Karbonn TA-FONE A34/A37, Jiayu G4S và Haier H7.

Sau vụ việc lùm xùm này, nhiều thường hiệu Trung Quốc khác như OPPO, Huawei, Jiayu,… cũng bắt đầu nằm trong “tầm ngắm” của người dùng.

Tạm kết

Cuộc tranh luận về việc có nên sử dụng smartphone thương hiệu Trung Quốc hay không có lẽ sẽ còn kéo dài. Không thể phủ nhận một lợi ích mà các sản phẩm Trung Quốc mang lại, đó là mức giá cạnh tranh, giúp smartphone và các dịch vụ thông minh khác có thể phủ sóng rộng hơn, đến nhiều đối tượng người dùng hơn. Tuy nhiên, hệ quả của việc này là vấn đề bảo mật thông tin, an toàn sức khỏe và thậm chí là cả vấn đề an ninh quốc gia nữa. Việc các mã độc được cài cắm vào bên trong mỗi smartphone khiến người dùng khó mà kiểm soát những thông tin cá nhân của mình cũng như người thân, liệu có bị đánh cắp cho mục đích xấu hay không, và đặc biệt trong thời kỳ Internet of Things, tất cả đều được đồng bộ hóa như hiện nay.

Nhiều chuyên gia còn lo ngại, một lượng tiền không nhỏ sẽ chảy vào túi các doanh nghiệp Trung Quốc nếu chúng ta mua điện thoại của họ, đó cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ.

(Tổng hợp)

 

2015: Điện thoại Trung Quốc chiếm gần một nửa thị phần toàn cầu

(Techz.vn) Trong năm tới, mức tăng trưởng của smartphone Trung Quốc có thể sẽ chậm lại, nhưng thị phần mà những sản phẩm này có được không phải là nhỏ.