Thu được iPhone của nghi phạm làm bằng chứng, ai ngờ cảnh sát gặp “trái đắng" vì tính năng này của iOS
Với tất cả những dữ liệu mà chúng ta đang lưu giữ trong chiếc điện thoại của mình, chúng có thể tiết lộ rất nhiều về bản thân chúng ta, từ những nơi đã đến, những việc đã làm, gặp gỡ những ai, trao đổi chuyện gì,... chính vì vậy, chiếc điện thoại cũng nơi chứa những chứng cứ quan trọng mà các điều tra viên mong muốn nhất khi điều tra tội phạm.
Thế nhưng không phải cứ thu được điện thoại là sẽ có được những bằng chứng đó.
Điển hình là trường hợp của một đội điều tra tại Mỹ. Họ đã thu được chiếc iPhone X của Juelle L. Grant - nghi phạm trong một vụ xả súng. Cô này bị cáo buộc là đã lái xe trở tay súng đến hiện trường và sau đó giúp phi tang khẩu súng đó.
Tuy nhiên khi thu được chiếc điện thoại của Juelle để điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng chiếc điện thoại đã bị xoá hết dữ liệu bằng phương thức xoá từ xa.
Đây vốn dĩ là một tính năng bảo mật quan trọng của iOS. Khi iPhone thất lạc hoặc bị mất cắp, chủ nhân có thể đăng nhập vào iCloud của mình từ một thiết bị khác và thực hiện xoá dữ liệu để đảm bảo quyền riêng tư cá nhân, tuy nhiên các nghi phạm cũng có thể dùng tính năng này để xoá hết các bằng chứng trong máy điện thoại của họ.
Juelle sau đó bị cáo buộc thêm tội cố tình phá huỷ bằng chứng, tuy nhiên luật sư của cô phản bác rằng cô là một người không am hiểu công nghệ nên không thể làm được chuyện đó.
Vậy là những dữ liệu có lợi cho việc điều tra của cảnh sát đã tan theo mây khói và sẽ rất khó để lấy lại được. Đây cũng không phải là lần đầu tiên mà các đội điều tra tội phạm gặp khó khăn với tính năng bảo mật của iPhone. Vào năm 2015, một cuộc tranh cãi lớn cũng nổ ra khi FBI yêu cầu Apple mở khoá chiếc iPhone 5C của một kẻ khủng bố nguy hiểm, tuy nhiên Apple đã từ chối.
Theo: BGR
Đừng nói "Bphone giống BlackBerry", Bphone 3 còn bảo mật tốt hơn thế
(Techz.vn) Điện thoại Bphone "made in Viêt Nam" do Bkav sản xuất đã từng được ví ngang với Blackberry trên thị trường thế giới.