Đây là một trong những thắc mắc phổ biến của người dùng Android và iPhone hiện nay. Những chiếc iPhone, thậm chí là thế hệ mới nhất - iPhone 6 Plus cũng chỉ được trang bị bộ nhớ RAM 1GB, trong khi đó các smartphone chạy Android mới đã được trang bị bộ nhớ RAM lên tới 3GB, và hứa hẹn còn cao hơn nữa. Bên cạnh khả năng lưu trữ, bộ nhớ RAM được cho là một yếu tố quyết định đến độ mượt mà của một chiếc smartphone hiện đại. Vậy tại sao iPhone chỉ cần 1GB, trong khi điện thoại Android lại cần tới 2, 3GB?
Mới đây, một người dùng trên trang Quora đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, và nguyên nhân chính đến từ bản chất của các ứng dụng trên Android, được viết bằng ngôn ngữ Java.
Việc sử dụng ngôn ngữ Java dẫn đến một hệ quả là cần đến quá trình thu gom “rác”. Cụ thể, khi chúng ta đóng một ứng dụng nào đó, quá trình “thu gom rác” sẽ bắt đầu diễn ra nhằm làm sạch và tái sử dụng bộ nhớ cho những công việc khác.
Tuy nhiên do bản chất của hệ thống, việc thu gom rác này sẽ ngốn một lượng tài nguyên RAM khá lớn, có thể gấp từ 4-8 lần lượng tài nguyên dùng để chạy ứng dụng đó. Và khi lượng bộ nhớ trống không đáp ứng nổi quá trình này, máy sẽ trở nên chậm chạp.
Quá trình "thu gom rác" sẽ diễn ra nhanh hơn khi có đủ bộ nhớ
Trong khi đó, nguyên lý hoạt động của hệ thống iOS không như vậy, không cần đến quá trình “thu gom rác” nên chỉ 1GB RAM cũng hoàn toàn đáp ứng tốt để máy chạy mượt mà.
Và có lẽ cũng chẳng nên mong đợi những câu trả lời về vấn đề này từ các kỹ sư của Google. Mặc dù chưa có một xác nhận chính thức nào, nhưng có vẻ như câu trả lời này nhận được sự đồng tình khá lớn từ cộng đồng.
Glyn Williams, người trả lời cho câu hỏi trên đã nhận được hơn 2.700 lượt người 'upvote' trên trang Quora.
Vì sao iPhone luôn hoạt động mượt mà?
(Techz.vn) Khác biệt so với các nhà sản xuất khác, Apple chưa từng tham gia vào cuộc chạy đua về cấu hình. Nhưng các thiết bị di động của Apple lại gần như không có hiện tượng giật, lag và khi đặt lên bàn cân so sánh hiệu năng thì không hề tỏ ra thua kém các đối thủ có cấu hình "khủng long" khác.