Điện thoại

7 cách an toàn để tăng dung lượng trống cho ổ cứng máy tính Windows

Ổ cứng máy tính vẫn được cải tiến từng ngày cả về dung lượng lẫn tốc độ, tuy nhiên dường như nó chẳng bao giờ là đủ với nhu cầu lưu trữ những tệp tin ngày càng “phình to” hiện nay.

Với những người có nhu cầu công việc hoặc thói quen lưu trữ file, có lẽ không hiếm khi chúng ta gặp phải tình trạng ổ cứng đầy quá nhanh, cần lưu trữ thêm những tập tin quan trọng mà lại không biết phải lấy lại dung lượng bằng cách nào cho hiệu quả.

Sau đây là 7 cách giúp bạn có thể tối ưu hoá ổ cứng của mình:

Sử dụng Disk Cleanup

Phương pháp đầu tiên chúng ta nên nghĩ đến đo chính là Disk Cleanup, công cụ có sẵn của Windows khá hiệu quả trong việc dọn dẹp các tệp tin không cần thiết để tăng dung lượng trống cho ổ cứng của bạn.

Để sử dụng Disk Cleanup, bạn Bấm chuột phải vào ổ cứng trong My Computer, chọn Properties. Nút Disk Cleanup sẽ xuất hiện ngay trong tab General (hoặc tìm kiếm Disk Cleanup trong Start Menu).

Từ đây, tích chọn loại file mà bạn muốn xoá. Chúng hầu hết là những file không cần thiết và hoàn toàn có thể xoá mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính cũng như dữ liệu của bạn.

Thậm chí Disk Cleanup cũng cho phép dọn dẹp cả các tệp tin hệ thống ở mục Clean up system files.

Gỡ những ứng dụng ngốn bộ nhớ

Gỡ những ứng dụng ngốn dung lượng bộ nhớ không chỉ giúp bộ nhớ trống lớn hơn, mà còn giúp chúng ta đỡ “vướng mắt” bởi những phần mềm ít dùng. Có những ứng dụng chỉ chiếm vài MB, nhưng cũng có thể lên tới vài GB của ổ cứng.

Để xem ứng dụng đó chiếm bao nhiêu bộ nhớ, bạn có thể vào trình Uninstall của Windows (Control Panel > Programs > Programs and Features hoặc tìm Uninstall Program trong Start Menu).

Tại đây, mục Size sẽ hiển thị ứng dụng chiếm bao nhiêu bộ nhớ (một cách tương đối), và bạn có thể bấm vào để Uninstall nếu thấy không cần thiết.

Phân tích không gian ổ cứng

Phân tích không gian lưu trữ của ổ cứng sẽ giúp bạn có thể xác định được chính xác từng thành phần, chúng chiếm không gian như thế nào trong ổ cứng của bạn, qua đó sẽ dọn dẹp được chính xác và hiệu quả hơn.

Việc phân tích này sẽ cần dùng đến môt phần mềm từ bên thứ 3, chẳng hạn như WinDirStat – là một ứng dụng khá tiện cho việc này.

Sau khi quét rà soát hệ thống, WinDirStat sẽ thể hiện một cách chính xác từng thư mục, từng loại file chiếm dụng bộ nhớ như thế nào, có sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Tại đây, bạn có thể xoá file mà không sợ ảnh hưởng đến hệ thống, hoặc nếu file thuộc ứng dụng nào đó, có thể vào mục Uninstall để gỡ bỏ.

Xoá các tệp tin “đệm”

Các tệp tin đệm, tệp tin tạm thời đôi khi chiếm một dung lượng bộ nhớ khổng lồ, tuy nhiên các công cụ tìm và xoá file thường bỏ qua chúng, do đây là loại file khá cần thiết cho các ứng dụng đang chạy của người dùng.

Chẳng hạn như các trình duyệt web Firefox hoặc Chrome, dung lượng của ứng dụng khá nhỏ, nhưng dung lượng file tạm và bộ nhớ đệm mà chúng chiếm đôi khi có thể lên tới cả GB. Các file này có tác dụng giúp chúng ta truy cập những trang cũ nhanh hơn, tuy nhiên trong trường hợp cần đến bộ nhớ trống thì vẫn hoàn toàn có thể xoá bỏ.

Để xoá bỏ, bạn cần dùng đến các công cụ từ bên thứ 3, chẳng hạn như CCleaner là một phần mềm khá hữu ích cho việc này.

Tìm file trùng

Chắc chắn trong máy tính của ch&uacuacute;ng ta có không ít những file trùng nhau, kết quả của việc bạn copy nhiều lần mà không xoá, đặc biệt là các file ảnh hoặc video. Vậy nên khi cần bộ nhớ trống cho ổ cứng, đây chính là lựa chọn cần “được xoá” hàng đầu.

Có một vài ứng dụng chuyên biệt cho việc dọn dẹp file trùng này, chẳng hạn như VisiPics – tìm các file ảnh trùng nhau, dupeGuru – cho phép tìm các loại file khác nhau, tuy nhiên bản miễn phí chỉ cho phép bạn xoá 10 file một lần. 

Giảm dung lượng của file sao lưu hệ thống

Các file sao lưu, phục hồi hệ thống khá cần thiết cho chiếc máy của bạn và dung lượng dành cho phân vùng này thì gần như chẳng có một giới hạn nào cả. Thế nên, người dùng cần tự đặt giới hạn cho phần dành cho sao lưu và phục hồi, hoặc thậm chí là bỏ hẳn việc sao lưu này.

Chuột phải vào My Computer > Properties.

Tìm đến mục System protection ở góc trái.

Ở tab System Protection, chọn Configure.

Kéo xuống dung lượng mà bạn mong muốn

Các biện pháp mang tính ép buộc khác

Trong trường hợp quá bí bách, bạn hoàn toàn có thể tối ưu hệ thống một cách triệt để bằng cách xoá bớt ngay cả những file hệ thống. Tất nhiên hậu quả là một vài tính năng của Windows có thể biến mất.

Vô hiệu hoá việc ‘ngủ đông’: Chế độ Hibernate ở máy tính cho phép bạn có thể trở lại làm việc một các tức thì, do nội dung và trạng thái hoạt động trên máy đã được lưu để sẵn sàng bung ra khi bạn mở máy trở lại.

Bình thường, trạng thái hoạt động của máy được lưu ở bộ nhớ RAM, tuy nhiên để đảm bảo chúng được lưu trữ ngay cả khi không có điện, máy tính sẽ lưu các nội dung này từ RAM ra ổ cứng khi bạn bấm Hibernate, ở một file có địa chỉ C:hiberfil.sys. Thế nên nếu muốn tối ưu hoá bộ nhớ, bạn có thể xoá hẳn file này đi.

Vô hiệu hoá việc sao lưu: Nếu việc làm giảm dung lượng file sao lưu vẫn chưa khiến bạn hài lòng, bạn có thể tắt hẳn việc sao lưu này đi.

 

Apple Music bắt đầu tính phí, đây là cách tắt đi nếu bạn không muốn sử dụng

(Techz.vn) Nếu cảm thấy Apple Music không phải là dịch vụ phù hợp với mình, bạn có thể huỷ gian hạn dịch vụ theo cách sau đây để tiết kiệm khoảng 70.000đ – 110.000đ mỗi tháng.