5 quốc gia có lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, bất ngờ với vị trí xếp hạng của Ấn Độ
Khi tham gia chiến tranh hiện đại, Không quân được xem là lực lượng quan trọng bậc nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đặc biệt lưu tâm. Từ số lượng máy bay, tuổi của máy bay, loại máy bay, khả năng hoạt động của máy bay, trình độ huấn luyện, hỗ trợ hậu cần, nơi đặt các sân bay,…
Theo xếp hạng của trang Globalfirepower.com, 5 quốc gia dưới đây được xem là sở hữu lực lượng Không quân mạnh nhất thế giới:
1. Lực lượng không quân Mỹ
Mỹ đang là quốc gia sở hữu nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Điển hình là máy bay thế hệ thứ năm (F-35 Lightning II và F-22 Raptor) với số lượng vượt trội so với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh,…
Không chỉ thế, Mỹ còn có một số thiết bị hiện đại hơn hẳn các không quân khác như B-2 Spirit, F-22 Raptor và A-10 Warthog. Với hơn 5.000 máy bay, bao gồm 790 chiếc F-16, 470 chiếc F-15, 187 chiếc F-22 Raptors và 184 chiếc F-35, Mỹ dễ dàng giành chiến thắng nếu xảy ra chiến tranh.
2. Lực lượng không quân Nga
Dựa vào lực lượng Không quân Liên Xô sẵn có, Nga trở thành một trong những cái tên mà nhiều cường quốc phải dè chừng nếu có ý định xâm lược. Tính đến năm 2021, Nga sở hữu lực lượng Không quân cân bằng với một số máy bay có tính năng hiện đại nhất. Không chỉ thế, Nga còn đang nghiên cứu để đưa các máy bay thế hệ thứ năm vào trang bị cho quân đội.
Nhờ việc tập trung phát triển công nghiệp quân sự nên Nga đã sở hữu 249 chiếc MiG 29, 132 chiếc MiG 31 và hàng trăm chiếc Sukhoi Su thuộc dòng máy bay cường kích, tấn công và chiến đấu đa năng đang được biên chế.
3. Lực lượng không quân Trung Quốc
Không quân Trung Quốc (PLAAF), là nhánh quân chủng Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. PLAAF là lực lượng Không quân lớn nhất ở châu Á, và lớn thứ ba trên thế giới sau Không quân Mỹ và Không quân Nga.
Bên cạnh quân chủng Không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc còn duy trì lực lượng không lực Hải quân hùng hậu với 26.000 nhân viên và 570 máy bay (trong đó có 290 máy bay chiến đấu). Tuy có ít máy bay hơn Nga và Mỹ, nhưng thực trạng đó có thể sẽ thay đổi khi Trung Quốc đầu tư nhiều tiền hơn vào lực lượng Không quân của mình.
4. Lực lượng không quân Ấn Độ
Với bề dầy lịch sử gần 90 năm, không quân Ấn Độ (IAF) được xem là lực lượng không quân lớn thứ tư thế giới. Hiện Không quân Ấn Độ có hơn 1.850 máy bay đang được sử dụng và cũng là một trong những lực lượng không quân mạnh trên thế giới.
Để gia tăng sức mạnh chiến đấu, IAF đã trang bị cho máy bay tiêm kích Su-30MKI một phiên bản tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phóng từ trên không, có khả năng tấn công mọi loại mục tiêu và vượt qua tầm với của các hệ vũ khí khác. Đây là sản phẩm kết hợp của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ - Nga.
Song song, IAF cũng tiến hành nâng cấp phi đoàn máy bay tiêm kích MiG-29, máy bay tiêm kích Mirage-2000, máy bay Jaguar với mục đích kéo dài tuổi thọ và khả năng vận hành, kể cả việc trang bị loại tên lửa Harpoon Block-II của Mỹ để tăng khả năng đột kích đường biển.
5. Lực lượng không quân Anh
Không quân Anh có khoảng 832 máy bay đang hoạt động trong biên chế. Tuy số lượng rất ít so với các lực lượng không quân khác, nhưng hầu hết các máy bay này đều rất hiện đại và được bảo dưỡng tốt, bao gồm cả Typhoon, máy bay chiến đấu tiên tiến của Châu Âu.
Không quân Anh là một trong những không quân có máy bay phục vụ lâu nhất trong biên chế và luôn duy trì mức độ sẵn sàng hoạt động cao.
4 địa điểm quân sự bất khả xâm phạm nhất Trái đất, lính lập tức bắn người vi phạm không cần cảnh báo
Dưới đây là 4 địa điểm quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên Trái đất, được ví như những pháo đài ‘bất khả xâm phạm. Nơi mà đối phương sẽ bị tổn thất vô cùng nặng nề nếu cố tình tập kích.