Đánh giá điện thoại

Đánh giá Motorola Moto X: Tắc Kè Hoa nổi loạn!

Đánh giá Motorola Moto X: Tắc Kè Hoa nổi loạn!

Moto X - đứa con cưng của "liên minh huyền thoại" đã chính thức được ra mắt. Tuy không sở hữu những đường nét thiết kế táo bạo, mạnh mẽ của một sản phẩm cao cấp, Moto X lại mang lại cho người dùng nét gì đó đơn giản, thanh lịch, nhưng cũng không kém phần cá tính nhờ vào bộ sưu tập nắp lưng đa dạng, đầy màu sắc của nó.

 

 

 

 

 



 

 

Dù không sở hữu những đường nét tinh tế, cũng như các yếu tố bề ngoài của một sản phẩm cao cấp, nhưng vẻ khiếm nhường của Moto X có thể làm bạn si mê từ ngay cái nhìn đầu tiên. Thực tế mà nói, thẩm mĩ thiết kế của Moto X thực sự không hề kém cạnh so với iPhone 5 hay các thiết bị của HTC, thậm chí nó còn được đánh giá cao hơn đối thủ ở một vài phương diện. Trước hết, là về kích cỡ. Tuy sở hữu màn hình có kích cỡ lớn – 4.7 inch, nhưng bạn sẽ có cảm giác rằng, sản phẩm này không lớn hơn bao nhiêu so với iPhone 5 (khi sở hữu kích thước nhỏ hơn), thậm chí nó trông còn nhỏ con hơn nhiều khi “so găng” với HTC One. Mặc dù Moto X dày hơn so với HTC One (0,41 inch so với 0,37 inch), nhưng nhờ việc thu hẹp các cạnh màn hình đã mang lại một cái nhìn thanh thoát, mảnh mai hơn cho Moto X so với các đối thủ cạnh tranh của nó.

Kết cấu khung từ nhựa tổng hợp đã mang lại trọng lượng lý tưởng cho Moto X (4,59 oz). Mặt lưng sử dụng chất liệu cao su, mang lại khả năng chống bụi bẩn, dấu tay tốt hơn cho sản phẩm này. Ngoài ra, với khả năng tùy biến về thay đổi khung vỏ (chúng tôi sẽ trình bày trong phần tiếp theo) – một trong những điểm nổi bật của Moto X, điều này sẽ mang đến cho bạn một chiếc điện thoại cá tính, hợp với tính cách của bản thân mình.

5.09 x 2.57 x 0.41 inches
129.3 x 65.3 x 10.4 mm
4.59 oz (130 g)
5.38 x 2.75 x 0.31 inches
136.6 x 69.8 x 7.9 mm
4.59 oz (130 g)
5.41 x 2.69 x 0.37 inches
137.4 x 68.2 x 9.3 mm
5.04 oz (143 g)
5.27 x 2.7 x 0.36 inches
133.9 x 68.7 x 9.1 mm
4.90 oz (139 g)
Motorola Moto X
Samsung Galaxy S4
HTC One
Google Nexus 4

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với các thành phần khác của chiếc điện thoại này. Ta có thể thấy rằng, Moto X mang trên mình giao diện Android nguyên gốc, không có các nút điều hướng điện dung trên cạnh dưới màn hình. Loa thoại đặt trên đỉnh đầu, kế đó là các cảm biến ánh sáng/khoảng cách, và camera 2MP. Các cạnh cũng không có nhiều đặc biệt với các phím bấm vật lý thông dụng là phím tăng giảm âm lượng, và phím nguồn ở cạnh phải, một jack tai nghe 3.5mm ở cạnh trên, và một cổng microUSB ở cạnh dưới. Cổng video-out tốc độ cao đã không được tích hợp trên Moto X, nhưng bạn có thể sử dụng tính năng “Wireless Display” để thực hiện việc truy xuất video tốc dộ cao trên Moto X, nhưng hiện tại tính năng này mới chỉ tương thích với các thiết bị có hỗ trợ công nghệ hiển thị không dây Miracast.

Ở mặt sau, bạn có thể thấy được sự xuất hiện của camera 10MP, như trên các dòng Droid đời mới. Cùng với sự bổ sung mạnh mẽ của một đèn Flash LED.


Moto Maker

   

Thiết kế của các mẫu cơ bản của Moto X không có gì đáng bàn nhiều ở đây. Nhưng khả năng tùy biến về bề ngoài, phần nào đã tạo nên sự khác biệt của Moto X. Moto Maker cung cấp cho chủ sở hữu Moto X khả năng thay đổi diện mạo của máy. Với các lựa chọn đa dạng về màu sắc, chất liệu, mẫu thiết kế, bạn hoàn toàn có thể làm mới chiếc Moto X của mình cho phù hợp với phong cách của mình

Thông số kỹ thuật của Moto X nếu chỉ đọc thoáng qua thì có vẻ yếu thế hơn hẳn so với các siêu phẩm hàng đầu hiện nay, nhưng nội lực bên trong X8 Mobile Computing làm được nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ. TechZ đã có bài phân tích cụ thể và rõ ràng về loại chipset này, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây. Trong khi màn hình 1080p đang dần trở thành tiêu chuẩn trên các smartphone, thì Moto X vẫn mang trên mình màn hình AMOLED 720p (720x1280), với kích cỡ 4.7 inch. Bạn cần biết rằng sự khác biệt giữa màn hình 720p và 1080p là không nhiều, và màn hình của Moto X vẫn mang lại cho bạn khả năng hiển thị rực rỡ, độ sáng, cũng như góc nhìn rộng nhờ vào công nghệ AMOLED mang lại.


Moto X mang trên mình giao diện gốc của hệ điều hành Android 4.2.2 Jelly Bean, từ trình ứng dụng, màn hình khóa, cho đến giao diện thông báo. Điểm khác biệt duy nhất ở giao diện chính là ở giao diện người dùng camera (chúng ta sẽ đi sâu hơn phần camera ở mục dưới).

Touchless Control


Với sự trợ giúp của Google Now, Moto X có thể cung cấp các dịch vụ của Google một cách thông suốt nhất, thông qua tính năng Touchless Control. Để kích hoạt tính năng này, bạn có thể điều khiển thông qua khẩu lệnh “OK Google Now”, và trình giọng nói Google Now luôn sẵn sàng để phục vụ bạn gần như ngay tức khắc. Tất nhiên là bạn nên sử dụng khẩu lệnh của mình tại nơi vắng người, để các tạp âm không ảnh hưởng đến quá trình kích hoạt các ứng dụng của bạn. Hiện tại tính năng này chưa hỗ trợ người dùng tiếng Việt, nên thực sự vẫn chưa cần đến. 

Motorola Assist


Đây là môt trong những tính năng khá thú vị mà Moto X mang lại cho bạn. Motorola Assist có thể giúp bạn tránh được những phiền phức khi đang lái xe, trong cuộc họp, hay khi bạn đang ngủ. 

Khi bạn đang lái xe với sự trợ giúp của GPS, nó sẽ tự động đọc tin nhắn đến và tự động trả lời (nếu bạn cho phép), tính năng “Resume Music Play” cho phép Motorola Assist hỗ trợ kết nối tới hệ thống âm thanh stereo của bạn thông qua Bluetooth. Các cuộc họp có trong lịch của bạn, tính năng này cũng sẽ tự động đặt điện thoại của bạn vào chế độ im lặng và tự động trả lời. Điều này cũng được thực hiện tương tự khi bạn xác định khoảng thời gian nào bạn dành cho việc ngủ của mình.

Motorola Connect

Với sự trợ giúp của trình duyệt Chrome trên máy tính, ta có thể xem các tin nhắn văn bản và danh sách cuộc gọi đến Moto X. Sau khi cài đặt phần mở rộng cho Chrome trên máy tính, ta có thể xem và trả lời các tin nhắn văn bản. Nhưng khi nói đến phần nghe/gọi, chúng ta có thể xem nhật ký, chứ không thể thực hiện được cuộc gọi. Motorola Connect giúp bạn dễ dàng hơn khi quản lý thiết bị của mình, đặc biệt khi trả lời tin nhắn thông qua máy tính.

Google Drive

Người dùng Moto X sẽ nhận được 50GB lưu trữ miễn phí từ Google Drive, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi dung lượng lưu trữ nội bộ của chiếc máy này chỉ có 16GB hoặc 32GB, và việc nó không hỗ trợ mở rộng dung lượng bộ nhớ thông qua thẻ nhớ microSD.

Wireless Display

Khi bạn có thiết bị hỗ trợ công nghệ hiển thị Miracast, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tính năng Wireless Display của Moto X, để truyền tải nội dung hiển thị trên điện thoại của mình tới một màn hình lớn hơn. Đây là một trong những tính năng thú vị, giúp bạn có được trải nghiệm xem ảnh, video, chơi game, hoặc lướt web thú vị thông qua màn hình lớn hơn.

Bạn có thể thấy rằng Touchless Control sẽ là một trong những tính năng thú vị nhất cho người dùng Android, và đây là một trong những nét khác biệt giữa Moto X và các đối thủ của nó. Moto X không cố gắng làm mới giao diện người dùng của mình như hình ảnh của Sense 5 của HTC, nó cũng không cố gắng để mang lại một phong cách mới lạ như trải nghiệm TouchWiz Nature UX của Samsung. Vâng! Nó chỉ đơn giản là mang lại cho người dùng trải nghiệm đơn giản nhất, tốt nhất, tiện lợi nhất từ một smartphone.

Giao diện gmail trên Moto X không có nhiều khác biệt so với các điện thoại Android khác

Phần cứng

Phần cứng của Moto X chưa thuộc dạng “khủng” so với các thiết bị Android hàng đầu hiện nay, nhưng nó đủ để mang lại cho bạn hiệu năng cũng như trải nghiệm tuyệt vời. Các thành phần bên trong của chiếc smartphone này được thiết kế theo hệ thống "tùy biến" X8 của Motorola, trong đó bao gồm một bộ vi xử lý lõi kép Qualcomm Snapdragon S4 1.7 GHz, 2GB bộ nhớ RAM, bộ xử lý ngôn ngữ tự nghiên và bộ vi xử lý tính toán theo ngữ cảnh. Điều này đã giúp cho Moto X mang đến cho bạn những trải nghiệm rất tuyệt vời, mạnh mẽ không khác gì các thiết bị lõi tứ. Tất cả mọi thứ đều linh hoạt, trơn tru dưới hệ thống chipset tùy biến 8 nhân.

16GB lưu trữ nội bộ dường như là quá ít với đa số người dùng, khi mà nhu cầu lưu trữ đa phương tiện, các ứng dụng ngày càng cao. Việc không hỗ trợ thẻ nhớ sẽ là một trong những thiếu sót của Moto X. Nhưng bù lại 50 GB lưu trữ Google Drive xem ra cũng là một giải pháp "chữa cháy" hiệu quả cho người dùng trong thời gian dài.


Moto X hiện có thể sử dụng trên cả hai mạng GSM và CDMA, cùng với kết nối LTE 4G tân tiến nhất. Ngoài ra, máy cũng bao gồm các tính năng kết nối cơ bản, như: aGPS, Bluetooth 4.0 với EDR, WiFi 802.11a/b/g/n/ac và NFC.

Mặc dù mang trên mình diện mạo khác, nhưng giao diện người dùng camera của Moto X cũng đơn giản, dễ sử dụng như của giao diện Android nguyên gốc. Bạn có thể thấy rằng các chế độ chuyển đổi từ chụp sang quay video, hay chuyển đổi sang camera trước, có thể dễ dàng được thực hiện ngay. Trượt sang phải sẽ khởi động một vòng tròn chế độ, cho phép ta lựa chọn các chế độ chụp tương ứng, bao gồm HDR, toàn cảnh, lựa chọn chạm lấy nét, thiết lập flash, hiệu ứng video chậm, geo-tagging, và chế độ chụp nhanh. Một tính năng thú vị khác từ Moto X, là bạn có thể khởi động nhanh camera, kể cả khi nó đang ở chế độ ngủ hoặc bị khóa, đơn giản là chỉ lắc máy 2 lần để kích hoạt. 

Camera 10 MP của Moto X không hẳn là quá nổi bật với các công nghệ theo kèm nó. Cảm biến RGBC (‘C’ là clear – rõ ràng) được cho là có thể thu được nhiều ánh sáng hơn tới 75% so với cảm biến RGB Baye thông thường trên các smartphone khác hiện nay. Cùng với ống kính có khẩu độ F2.4 với kích cỡ điểm ảnh là 1,4 micropixel, camera “Clear Pixel” này có thể hỗ trợ chụp các vật thể chuyển động nhanh với chất lượng hình ảnh tốt nhất.

Chất lượng ảnh chụp trong điều kiện sáng mạnh và đủ sáng là khá tốt. Hình ảnh chi tiết, độ tương phản cao, và màu sắc hiển thị rực rỡ, ngay cả với những hình ảnh chuyển động.

Trong điều kiện thiếu sáng, camera của Moto X cũng có khả năng xử lý khá là tuyệt vời, với mức nhiễu và độ chi tiết ở mức chấp nhận được. Đèn flash LED của nó đủ mạnh để bù sáng cho khung cảnh trong điều kiện thiếu sáng.

Chất lượng video 1080p khá tốt trong điều kiện đủ sáng, nhưng mọi việc lại diễn biến theo chiều ngược lại khi quay trong điều kiện thiếu sáng. Dưới ánh sáng thấp, tốc độ quay video của Moto X giảm xuống đến còn 24 hình/s, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng với video quay trong điều kiện này, với những chuyển động không trơn tru và nhiều nhiễu.

Với Android nguyên gốc, ứng dụng Gallery trên Moto X khá là đơn giản, tương tự như trên hầu hết các smartphone Andorid hiện nay. Các thiết lập hiển thị, cài đặt được bố trí khá là đơn giản và dễ dàng sử dụng.

Với ứng dụng chơi nhạc Google Play Music, đây là một giải pháp all-in-one mà bạn cần khi muốn thưởng thức âm nhạc trên Moto X.

Trải nghiệm phim trên Moto X cũng khá là tuyệt vời. Màn hình hiển thị sống động, kết hợp với hiệu suất tốt cho phép Moto X có thể chơi video độ phân giải cao một cách dễ dàng. Thêm nữa, Moto X đã hỗ trợ các định dạng phổ biến hiện nay, như DivX, H.264, MPEG-4 và Xvid.

Với pin 2200 mAh, Moto X hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng bình thường trong một ngày. Tuy chưa phải là một trong những cạnh tranh nhất của thiết bị này, nhưng nó hoàn toàn có thể khiến bạn hài lòng về những gì mà nó mang lại.

Motorora đã làm rất tốt công việc của mình khi giúp Android phổ biến hơn tới người dùng, đặc biệt là với dòng Motorola DROID, và DROID RAZR tiếp sau đó. Nhưng với Moto X, dường như công ty đang có một chiến lược khác. Không phải là một thiết bị "bom tấn" với thiết kế mới, cũng không phải mang trên mình phần cứng khủng. Nó chỉ là sự đơn giản, hài hòa. Nhưng liệu sự đơn giản này có mang lại thành công cho Moto X giữa thị trường Andoird vốn đã quá đông đúc và chật chội như hiện nay?

Nguyên Khoa