Nhịp sống số

Quá trình hình thành của Google Now, và một số nét riêng từ Siri của Apple

Google Now là một sản phẩm, là một nền tảng rất thú vị mà người dùng đang rất muốn sở hữu. Chúng ta có thể khẳng định rõ ràng rằng, Google đã tạo ra một sản phẩm rất tiềm năng, là một điều gì đó rất đặc biệt trong công cuộc thúc đẩy cho các dòng smartphone Android mới.


 Tất nhiên, Google không xây dựng sản phẩm này một mình, Google đã trải qua một cuộc hành trình dài và nhiều biến chuyển để có được một sản phẩm tuyệt vời như hiện nay. Trong trường hợp Siri là một sản phẩm mang bản sắc rất riêng từ việc Apple mua lại và tự tạo ra hình ảnh mới mẻ trên nền tảng iOS, thì Google Now được ví như là một con quái vật “Frankenstein” được ráp lại với nhau từ một số sản phẩm khác, quá trình mua lại, quá trình hình thành và được xây dựng nhiều hơn từ các nhà phát triển.

Có rất nhiều tranh luận về 2 tính năng hỗ trợ giọng nói là Google Now và Siri. Đa phần người dùng đang đưa ra luận điểm Google Now tốt hơn so với Siri, Google Now được đánh giá cao cả về phần xây dựng từ những nền móng đầu tiên (tuy rằng vấn đề này không hoàn toàn đúng), trong khi Apple chi cần mua sản phẩm Siri (vấn đề này cũng thiếu chính xác). Đây là một cuộc tranh luận khá ngớ ngẩn khi dựa trên niềm đam mê và tự hào nghiêng về nền tảng nào đó, chúng ta cần hiểu rõ vào quá trình mà sản phẩm này tiếp cận với người dùng để tránh những suy đoán lệch lạc.

Và bạn cũng đừng gán ghép 2 sản phẩm này hoàn toàn giống nhau chỉ vì nó có chung một tiêu đề “Trợ lý cá nhân”. Chẳng hạn như một chiếc xe đạp và một chiếc máy bay phản lực cùng “vận chuyển các thiết bị như nhau”, tuy rằng mục đích cả 2 sự việc đều mang nghĩa giống nhau nhưng nếu bạn muốn so sánh chúng thì đây không phải là 1 ý tưởng tốt. Trong trường hợp này, Siri là một công cụ cho việc tìm kiếm thông tin, cũng như tổ chức cuộc sống của bạn dựa trên những tác động mà bạn gán lên chúng. Còn Google Now là một công cụ không chỉ sử dụng cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức cuộc sống của bạn, mà còn là một nền tảng thụ động trên hành vi và sở thích  của bạn để truy vấn tốt hơn những thông tin liên quan đến vấn đề mà bạn đang hướng tới, nói cụ thể hơn là Google Now đang ngày ngày học theo cách mà bạn tác động lên chúng. Chắc chắn, 2 sản phẩm này có nhiều tính năng chồng chéo lên nhau, nhưng không có nghĩa là bạn coi việc so sánh nó là 1 điều cần thiết.

Chúng ta không thể lập luận rằng người đầu tiên sản xuất ra là người tạo ra tất cả những gì sản phẩm có được, những điều ấy sẽ nhanh chóng bị phai mờ bởi từng bước phát triển sau đó. Vấn đề mà chúng tôi muốn nói ở đây là một sản phẩm đã được mua lại không thể quy cho người sáng tạo ban đầu nữa, cũng như hệ điều hành Android vậy. Android được tạo ra ban đầu bởi Andy Runbin, và sau đó Google đã mua về như một sản phẩm hoàn thiện đầy đủ các chức năng. Sau đó Andy và nhóm nghiên cứu vẫn làm việc cho Google, nhưng thực tế cho rằng, Android đã trở thành một sản phẩm toàn diện của Google. Tương tự như vậy. Siri đã được mua lại bởi Apple và phải qua một quá trình dài Siri mới thật sự mang nét văn hóa của iOS.

Siri là một ứng dụng được Apple mua lại vào tháng 4 năm 2010, Siri có thể thực hiện việc đặt chỗ tại nhà hàng, mua một vé xem phim, gọi 1 chiếc taxi, tìm kiếm thông  tin hoặc truy vấn thời tiết. Một số chức năng đã được Apple gỡ bỏ khi mua lại, bởi vì Siri không sử dụng các dịch vụ như Bing, Yahoo, kết quả tìm kiếm từ Google. Một thời gian sau đó, Siri hội nhập sâu hơn vào hệ điều hành iOS, có nghĩa là bạn tùy chọn lên lịch trình, nhắc nhở, gọi điện thoại và nhắn tin trong danh bạ, chơi nhạc  và ra lệnh. Siri trưởng thành hơn cũng một phần Apple đã từ bỏ bớt một số quan hệ đối tác, để tìm đến một số đối tác có giá trị hơn. Một số đối tác quan trọng như OpenTable và MovieTickets đã bị mất tích. Mối quan hệ được Apple mở rộng ra với một số đối tác lớn của Apple như Yelp và Wikipedia trong phiên bản trong Siri và việc bổ sung lớn nhất là mối quan hệ với Wolfram Alpha.

Vấn đề Apple loại bỏ và thêm vào một số đối tác có thể là tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Siri hầu như không có một ứng dụng nào tương tự khi Apple mua nó. Một điều chắc chắn là Apple chính là bước đi đầu tiên của thị trường trong công cuộc hỗ trợ giọng nói được khởi tạo bởi Nuance. Những gì chúng ta có thể thấy trong iOS là một sản phẩm Siri của riêng Apple chứ không phải của bất kỳ một nhà phát triển nào cả. Nói cách khác, đây là một sản phẩm hoàn thiện của Apple.

Google Now là một sản phẩm rất tầm thường, nhưng qua bàn tay Google, nó đã thật sự nổi trội lên. Nổi trội của nó như chúng tôi đã nói ở trên, sản phẩm-nền tảng này giống như 1 con quái vật “Frankenstein” được kết hợp đủ các yếu tố bao gồm thương vụ mua lại, thuê và phát triển. Theo nhiều cách nghĩ khác nhau, Google Now là một sáng kiến tương tự như dịch vụ mạng xã hội Google+, được định hướng là một nền tảng để thống nhất một số sản phẩm và dịch vụ hiện có trên Google, bao gồm cả tìm kiếm, địa điểm,  du lịch, gợi ý và nhận dạng giọng nói.

Mike Cohen đồng sáng lập của Nuance Communications: Tập đoàn công nghệ phần mềm nổi tiếng thế giới

Apple đã hợp tác với Nuance Communications (Tập đoàn công nghệ phần mềm nổi tiếng thế giới) và đã cho ra phần mềm nhận dạng giọng nói Siri, còn Google Now đã thật sự nỗ lực phát triển trong 5 năm qua để xây dựng một cơ sỡ dữ liệu vững chắc. Dự án bắt đầu với việc thuê Mike Cohen vào năm 2007. Cohen cũng là đồng sáng lập

Communications. Ông đã dẫn đầu sáng kiến cho Google để xây dựng một cơ sở dữ liệu nhận dạng giọng nói, bắt đầu thu nhập dữ liệu thông qua GOOG-411 trong năm 2007. Android nhận được một tấn dữ liệu cho đến khi Android áp dụng nó thông qua việc ra lệnh và thao tác giọng nói trong suốt 2 năm qua, chúng ta không phải để cập đến sự đóng góp của Google Voice và Hộp thư thoại (Voicemail). Tất nhiên nó làm tốt hơn rất nhiều với những cơ sở dữ liệu nhận dạng giọng nói của Google’s Voice. Cohen rời Google vào đầu năm nay, nhưng công việc nhận dạng giọng nói của Google Now về tiếp tục được phát triển.

Google cũng cần một giọng nói tốt để đáp ứng cho người sử dụng để cạnh tranh với Siri. Đó chính là tiền đề cho việc Google đã mua nghệ thuật phiên âm (Phonetic Arts) vào tháng 12 năm 2010. Áp dụng được vấn đề này tức là Google đã hỗ trợ giọng nói tốt hơn những gì Google Translate phiên dịch, cũng như khả năng tùy chọn text-to-speech được tìm thấy trong Android. Nghệ thuật phiên âm của Google đã giúp công việc phát ra tiếng nói từ robo Google Now được tốt hơn, và rằng công nghệ đã thấm vào Google Now rất tiện dụng, âm thanh mà Google Now nhận được và phát ra mượt mà hơn so với Siri. Khi cơ sở dữ liệu giọng nói đã phát triển đến một mức độ đầy đủ, Google cũng cần thiết để tăng cường kết quả tìm kiếm.

Thông báo công ty đã được Google mua lại trên trang chủ của Phonetic Arts.

 

Nếu bạn tinh mắt, bạn có thể mường tượng ra rằng Google đã dần dần chuyển từ một công cụ tìm kiếm thành một nhà cung cấp tri thức. Bạn sẽ không chỉ nhận được các kết quả tìm kiếm, kết quả thực tế mang lại sẽ nhiều và nhiều hơn nữa. Bạn có thể tìm kiếm kết quả  thể thao, lịch chiếu phim, thông tin chuyến bay. Phần lớn kiến thức Google Now có được một phần thông qua từ mối quan hệ với một số đối tác.

Chẳng hạn như thông tin chuyến bay được thu nhập thông qua kết quả tìm kiếm từ flightstats.com. Google đã bỏ 1 số tiền khổng lồ gần 700 triệu trong việc mua lại công ty phần mềm ITA (thương vụ được mua lại vào tháng 7/2010). Phần mềm ITA chuyên việc tìm kiếm vé từ những chuyến bay, nó thật dễ dàng khi bạn truy vấn Google Now. Kết quả về nơi chốn (Place), đây là một phần rất lớn của di động trong thao tác tìm kiếm. Google cũng đã lựa chọn việc mua lại. Google đã tìm đến Ruba.com (tháng 5/2010), Ruba như một hướng dẫn viên du lịch trực tuyến. Không chỉ dừng lại ở đó, Google tiếp tục phát triển khả năng tìm kiếm địa chỉ, nơi chốn. Gần đây hơn, Google mua Sense Clever (tháng 12/2011), công ty Sense Clever tạo ra ứng dụng Alfred, một ứng dụng tappleìm kiếm địa điểm nhà hàng, quán bar. Google tiếp tục mua Zagat (tháng 9/2011) với giá 125 triệu USD – Đây là một công ty chuyên đánh giá chất lượng các nhà hàng. Trong khoảng thời gian này, Google bị “tố” chơi bẩn khi Yelp (một công cụ tìm kiếm của Microsoft) không hiển thị khi tìm kiếm trên Google.

Thương vụ mua lại lớn nhất của Google là Metaweb nhằm tăng sức mạnh cho Google Search, Google đã mua vào giữa năm 2010. Apple cũng có những mối quan hệ đối tác với các dịch vụ thông tin như Wikipedia, Wolfram Alpha và Yelp, còn Google cung cấp dữ liệu có tổ chức và kiến thức cho người sử dụng. Và Metaweb là tương lai của mọi sự nỗ lực đó. Metaweb chỉ vừa mới xuất hiện lần đầu trong Google ở hình thức đồ thị và tìm kiếm ngữ nghĩa. Bây giờ, hỗ trợ được mở rộng hơn trong việc tìm kiếm bằng từ khóa, Google Now tìm kiếm các đối tượng ngữ nghĩa và cho ra kết quả bằng những đồ thị rất chi tiết và đúng tiêu chuẩn.

Những khối thông tin mà Google chuyển tiếp vào giao diện người dùng Google Now rất thân thiện và dễ sử dụng. Trong chủ đề này, chúng tôi đề cập trực tiếp đến chuyên gia Matias Duarte, một nhà thiết kế giao diện cho WebOS đã rời khỏi Palm và đầu quân cho Google vào tháng 5/2010. Ông là một trog những lực lượng nòng cốt nhất hỗ trợ phía sau những thiết kế sản phẩm của Google. Google rất cần những người như Matias Duarte để giúp xây dựng một giao diện người dùng hoàn hảo cho Android mình, và Google cũng đặt niềm tin với những gì ông đã thiết kế lên giao diện của Google Now. Đối với những bạn từng sử dụng qua hệ điều hành webOS, các bạn cũng biết được phần nào về giao diện do Matias Duarte thiết kế nên. Qua Google Android, Matias Duarte tạo nên cho người dùng Android một menu đa nhiệm hoàn hảo. Và bây giờ, chúng ta lại được tiếp xúc với Google Now, một sản phẩm giao diện đầy tinh tế và dễ sử dụng do Matias Duarte hình thành.

Matis Duarte rời bỏ WebOS để đầu quân cho Google

Google Now cho người dùng những kết quả thật tuyệt vời, điều này Google đã mất một thời gian dài để học hỏi và gây dựng nên. Bao gồm trong đó có 2 phần: Lịch sử web và dịch vụ định vị. Lịch sử web bao gồm cả lịch sử tìm kiếm của bạn, với bất kỳ một trang web nào mà bạn truy cập từ kết quả tìm kiếm. Dịch vụ định vị là một phần không thể thiếu, nó hỗ trợ cho bạn địa điểm cần thiết như du lịch, quán ăn hay địa chỉ. Nếu bạn đang sở hữu một thiết bị Android với các dịch vụ định vị, Google có thể đã biết nơi bạn đang sống và nơi bạn đang làm việc, và tất cả các dữ liệu đó có thể dễ dàng được tìm thấy trên bảng điều khiển Latitude (Đây là nơi kết hợp tất cả các dữ liệu cá nhân mà chỉ bạn mới có thể thấy, Google không chia sẻ nó). Khi bạn kết hợp dữ liệu vị trí đó với lịch trình cá nhân của bạn, và những tùy chọn điều hướng mở rộng của Google như lái xe (driving), giao thông công cộng (public transport), đi bộ (walking) và đi xe đạp (biking), bạn sẽ có một tập hợp những dữ liệu khá mạnh mẽ để khi ra đường, bạn không phải lo lắng về việc bạn sẽ mất thời gian để tìm kiếm những địa điểm cần thiết.

Chúng tôi không thể nói rằng, Google Now đã được xây dựng một cách công phu và kỳ công hơn sản phẩm Siri của Apple. Các bạn nên hiểu rằng, cả 2 con đường mà Google và Apple đang phát triển “trợ lý giọng nói” rất khác nhau về bản chất của sản phẩm, khác nhau từ những tính chất riêng biệt ở mỗi công ty lẫn nguồn lực có sẵn trong mỗi công ty. Google là một công ty phần mềm được phát triển qua nhiều năm, trong khi Apple phải xây dựng những sản phẩm cơ bản nhất từ thiết bị cho đến phần mềm. Chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi rằng, Siri tiếp tục những chuyển đổi mạnh mẽ, và cuối cùng trở thành một dịch vụ thông minh như Google Now, nhưng ở một khía cạnh nào đó, Siri của Apple là một sản phẩm thực đầy đủ và làm việc sạch sẽ hơn so với những gì Google Now mang lại. Apple luôn luôn có xu hướng làm việc ở một định dạng tập trung, tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn là số lượng, trong khi Google lại mang đến cho người sử dụng một hệ điều hành trù phú hơn nhưng khá lộn xộn.

Google nắm bắt các dịch vụ và các sản phẩm cho những lí do khác nhau, và luôn đề ra một kế hoạch rằng tất cả mọi thứ đều có thể liên quan đến nhau. Kể từ khi Larry Page bước vào văn phòng giám đốc điều hành, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi, tạo cho Google một con đường mới, một làn gió mới bao gồm các sản phẩm, sự thu nhận, và tuyển nhân viên vào một nền tảng gắn kết như Google Now.