Đánh giá laptop

Đánh giá chi tiết Google Nexus 10: Màn hình đẹp, giá tốt!

Nexus, một thương hiệu đã trở nên quen thuộc trong ngành công nghiệp di động. Sở hữu những hậu thuẫn tốt nhất của ông trùm tìm kiếm Google. Ngay từ các phiên bản di động đầu tiên như Nexus One, Nexus S, Galaxy Nexus và mới đây nhất là Nexus 4. Tất cả đều có được chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ.

 Nhằm tạo nên một hướng đi mới, Google quyết định sản xuất máy tính bảng thế hệ đầu tiên, mang tên Nexus 7. Nhưng lần này, Google quyết định hợp tác với Asus. Nexus 7, một thiết bị đi đầu về phiên bản nâng cấp, trang bị một cấu hình tối tân, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và giá cả phải chăng. Chiếc máy tính bảng 7 inch này đã tạo nên một bước ngoặc lớn trong ngành công nghiệp máy tính bảng cỡ nhỏ. Tiếp nối những thành công có được, Google tiếp cận với phân khúc máy tính bảng lớn hơn.  Trở lại với nhà sản xuất Hàn Quốc, Samsung. Google phát hành đứa “con cưng” tiếp theo mang tên Google Nexus 10. Vẫn đi kèm với mức giá hấp dẫn, phiên bản 16GB – 399USD và 499USD cho phiên bản 32GB. Không để các bạn phải đợi lâu hơn nữa, sau đây là chi tiết những gì có trongGoogle Nexus 10:

  • Cáp microUSB
  • Bộ sạc
  • Sách hướng dẫn

Thiết kế của Google Nexus 10 phảng phất những gì có trên người tiền nhiệm Nexus 7. Mặc dù được sản xuất bởi Samsung, nhưng với những hình dung ban đầu, nó hoàn toàn không “dính liếu” đến bất kỳ sản phẩm tablet nào của Samsung. Nếu xét ra, thì Google Nexus 10 thực sự chưa tạo được dấu ấn riêng biệt về thiết kế, nhưng vẫn có được nét hài hoà từ các góc cạnh xung quanh. Tất nhiên bạn không thể sử dụng nó bằng 1 tay, vì kích thước “quá khổ” mà nó mang lại. Chính viền Benzel tầm 1-inch, đã làm chiếc Nexus 10 trông lớn hơn rất nhiều.

Nhưng chúng tôi thật sự thích tone màu mà Google “khoác” lên cho Nexus 10, Gunmetal Black kết hợp nhựa mềm, đã giúp chiếc máy tính bảng “cỡ bự” này có được cảm giác mềm mại. Bao gồm viền loa trải dài cạnh phải và trái. Tuy sở hữu 1 kích thước lớn, nhưng độ mỏng của Nexus 10 thật khiến chúng tôi bất ngờ, chỉ với 0,35 inch (8.8mm) và trọng lượng nhẹ 21,27 oz (602 grams).

Không có bất kỳ phím điều hướng nào xuất hiện trên thiết bị này. Ngoại trừ các 3 phím cảm ứng mà ta thường thấy ở các sản phẩm đời sau của Google như Nexus 7, Nexus 4 và Galaxy Nexus. Phía trên đỉnh đầu màn hình là đèn LED thông báo, và camera phía trước có cảm biến 1,3-megapixels, cho khả năng quay video HD 720p.

Camera trước Google Nexus 10

Cạnh trên của máy là nút nguồn chuyên dụng, cạnh bên là phím tăng giảm âm lượng. Đây là một lợi thế khi cầm theo kiểu xoay ngang (Landscape), không bị chạm khi tay ta di chuyển đến bất cứ vị trí nào ở cạnh bên, nhưng là một trở ngại nếu tay tiếp xúc máy tính bảng ở vị trí kiểu nằm dọc (Portrait).

Dọc theo viền trái, chúng ta có một jack cắm 3,5mm và cổng microUSB dùng để sạc/kết nối dữ liệu. Trong khi ở cạnh phải, chúng tôi chỉ phát hiện duy nhất 1 cổng microHDMI. Không giống như chiếc Nexus 4, Google và LG chỉ hỗ trợ cổng microUSB, bắt buộc ta phải bổ sung thêm cổng Slimport để thiết bị có thể truyền tải hình ảnh và video. Nhưng khi Google phối hợp trở lại với Samsung, hãng đã sử dụng cổng microHDMI truyền thống để đảm bảo chức năng video-out truyền tải dễ dàng hơn với Nexus 10. Cuối cùng, chúng ta có chân nối dock độc quyền được đặt phía dưới cùng của máy, nó được áp dụng với 1 số phụ kiện sẽ được Google phát hành trong tương lai.

Nút nguồn và tăng giảm âm lượng trên đỉnh đầu

Cổng microHDMI nằm cạnh phải

 

Cổng microUSB và jack cắm tai nghe 3.5mm nằm cạnh trái

Chân cắm dock độc quyền nằm phía dưới máy

Mặt sau, Nexus 10 hỗ trợ máy ảnh 5-megapixel cho khả năng tự động lấy nét, kết hợp đèn flash LED. Tất cả được bố trí ngay trên đỉnh đầu, nằm ngay giữa mặt sau, xung quanh là các chấm hoa văn văn li ti. Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy một khe nhỏ phía cạnh phải (ngay trong khung hoa văn), bạn có thể nậy nó lên. Trong đó tiết lộ 1 số thông tin về mã mô hình, nơi sản xuất và phiên bản dung lượng v..v.

Chính xác mà nói, Nexus 10 sở hữu màn hình kích thước 10,05 inch, màn hình hiển thị công nghệ True RGB Real Stripe PLS. Cho chất lượng hiển thị thật sự xuất sắc so với mặt bằng chung của các máy tính bảng cỡ lớn hiện nay, còn tốt hơn cả độ phân giải FULL HD 1080p. Thông số chính xác của độ phân giải đạt đến 2560x1600 pixels, đem đến một mật độ điểm ảnh hết sức kinh ngạc với 300ppi. Nó khoe được các chi tiết sắc nét khi ta zoom cận cảnh, điều mà chưa có bất kỳ máy tính bảng nào trên thị trường có được, ít nhất là vào thời điểm này.

Màu sắc hiển thị cũng rất tươi tắn, độ bão hoà cao. Kết hợp theo đó là góc nhìn tuyệt vời, bạn có thể đặt nó ở bất cứ một góc độ nào, nó vẫn hiển thị tốt chứ không bị mờ đi như 1 số máy tính bảng khác. Sản lượng độ sáng cũng thật sự mạnh mẽ, điều này có thể chứng minh khi bạn sử dụng trực tiếp nó với ánh sáng mặt trời. Những nỗ lực của Samsung và Google thật sự rất đáng được khen ngợi, chúng ta không thể đòi hỏi nhiều hơn với một mức giá quá “bình dân” so với chất lượng mang lại, 400USD.

Kể từ nền tảng Android 4.0 Ice Cream Sandwich, Google hợp nhất giữa thiết bị di động và máy tính bảng thành một, điều này tạo nên một thể thống nhất, giúp ta dễ dàng sử dụng được tài nguyên phong phú trong cùng một hệ sinh thái, quá trình đồng bộ hoá cũng trở nên dễ dàng hơn. Không dừng lại ý tưởng đột phá đó, Google tiếp tục cho ra mắt nền tảng Jelly Bean. Cũng giống như Nexus 4, Nexus 10 cũng được hưởng những ưu ái có từ nền tảng này, nhưng không phải là phiên bản Android 4.1 được công bố trong hội nghị Google I/O hồi tháng 7, mà là phiên bản mới nhất Android 4.2 Jelly Bean. Nói chung, giao diện nền tảng này nhìn khá đơn giản, nó khá dễ dàng sử dụng và tiếp cận, đối với những ai đã xài qua Jelly Bean thì họ không có bất cứ trở ngại gì trong quá trình làm quen với giao diện này. Tất nhiên Android 4.2 Jelly Bean trên Nexus 10 cũng được cung cấp các tính năng mới như Daydreams, hỗ trợ widget ngay ở màn hình khoá, điều chỉnh kích thước các widget v..v.

 

Hỗ trợ đa người dùng (Multiple Users)

Ngoài ra, Android 4.2 còn bổ sung thêm tính năng “đa người dùng”. Đây là một trong những tính năng rất tiện lợi. Đặc biệt là khi chia sẻ thiết bị giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè. Mỗi người dùng đều có thể “cá nhân hoá” giao diện của riêng mình. Với mỗi một profile riêng biệt, người dùng sẽ không bị lẫn bởi các dữ liệu hoặc cách sắp xếp bố trí của từng ứng dụng mà người dùng trước đưa vào.

Thông báo và tính năng kết nối được phân ra riêng biệt

Trên Nexus 4, bảng thông báo (Notifications) cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các tính năng kết nối, tăng giảm độ sáng màn hình. Tuy nhiên, Nexus 10 được tách ra riêng biệt. Bạn kéo từ trên xuống theo hướng bên trái để nhận thanh thông báo, cũng với thao tác trên theo hướng bên phải để truy cập vào các tính năng kết nối cơ bản như Wifi, Bluetooth, chế độ máy bay v..v

Nhìn chung, Android 4.2 Jelly Bean thật sự thân thiện, Google đã bố trí nó rất đơn giản, gọn gàng. Về cơ bản, nó đã pha trộn giữa thiết bị di động thông minh và máy tính bảng thành 1 thể thống nhất, giúp người dùng dễ dàng làm quen khi đã từng sử dụng ở một thiết bị smartphone Android 4.2 nào đó. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn mắc 1 số lỗi phần mềm, điều chúng ta có thể làm duy nhất lúc này là khởi động thiết bị lại.

Chúng ta không thể thiếu phần này trong bất kỳ một bài đánh giá sản phẩm nào, tuy nó không thực sự cần thiết, vì đa số các ứng dụng cơ bản đều được hỗ trợ trên kho ứng dụng Google Play Store. Một số ứng dụng cơ bản mặc định được tìm thấy như máy tính (Calculator), ứng dụng đồng hồ (Clock apps), lịch (Calendar). Riêng với ứng dụng máy tính và đồng hồ, nó trông chẳng khác gì giao diện ở những thiết bị smartphone, chỉ khác rằng nó được kéo ra để vừa với kích thước màn hình.

Với kích thước 10-inch, kết hợp bàn phím truyền thống của Android 4.2, chúng tôi thật sự cảm thấy thích thú khi được sử dụng nó, đặc biệt là ở chế độ xoay ngang (landscape), nó đáp ứng tốt ở từng tốc độ phản hồi khác nhau. Ô bàn phím rộng rãi, đem lại cảm giác thoải mái khi gõ. Trong khi đó, với tuỳ chọn ở chế độ thẳng đứng (Portrait), một phần vì viền benzel khá lớn nên dù đã xoay theo chế độ này, bạn vẫn không thể gõ phím chỉ với 1 ngón tay. Android 4.2 Jelly Bean có bổ sung tính năng Swype, giúp người dùng gõ chữ nhanh hơn, với thao tác vuốt theo từng ô để nhận dạng chữ cái.

Thật tuyệt vời khi chúng ta thao tác email trên Nexus 10, tích hợp sẵn ứng dụng bản địa, mọi thứ gần như hoàn hảo. Người dùng có thể lưu trữ tin nhắn trong hộp thư đến bằng cứ vuốt từ trái sang phải, rất nhanh chóng và dễ dàng.

Đi cùng với một màn hình có độ phân giải cao, đòi hỏi thiết bị của bạn phải được trang bị một bộ vi xử lý tương đối mạnh để có thể thao tác tốt, đảm bảo được hiệu suất cần thiết. Các dòng máy tính bảng cao cấp hiện nay đa số đều sở hữu vi xử lý lõi tứ, đơn cử là người tiền nhiệm “Mini” Nexus 7 cũng được hỗ trợ chip Tegra 3. Trớ trêu thay, Nexus 10 chỉ bao gồm vi xử lý lõi kép, đây là chipset Exynos 5 do Samsung sản xuất với 2 lõi ARM Cortex, tốc độ xung nhịp 1,7GHz. Không những thế, nó còn được hỗ trợ đồ hoạ 4 lõi Mali-T604, tối ưu hoá với dự án Butter của Google. Giúp thiết bị hoàn thành tốt những thao tác cơ bản. Nhưng khi quy trình làm việc bắt đầu diễn ra, Nexus 10 xuất hiện 1 số hiện tượng trễ nhất định, tuy không nhiều nhưng chúng tôi thật sự khó chịu ở 1 thiết bị hầu như gần hoàn hảo về mọi mặt. Lướt qua số điểm chuẩn của nó, không có gì đáng tự hào về Nexus 10. 1GB dung lượng RAM là con số mà thiết bị này được hỗ trợ

Thật không may, Nexus 10 không hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD. Sản phẩm chỉ đi kèm với 2 phiên bản dung lượng 16GB và 32GB.

 Lướt web khi kết nối Wi-Fi, chúng tôi khá hài lòng với những gì Nexus 10 trình diễn, mọi thứ hầu như mượt mà với trình duyệt Chrome. Ở 1 số trang web có nội dung nặng, Nexus 10 không tốn quá nhiều thời gian tải trang, đáp ứng tốt thao tác phóng to thu nhỏ. 

Chỉ tiếc rằng, Google Nexus 10 chỉ hỗ trợ duy nhất phiên bản Wi-Fi, không có dấu hiệu nào từ phía Google về một phiên bản dữ liệu mạng (3G/4G LTE) trong tương lai. Nói chung, Nexus 10 cũng còn vớt vát được chút ít khi hỗ trợ các tính năng kết nối cơ bản như aGPS, Bluetooth 3.0 và giao tiếp tầm ngắn NFC.

Như đã đề cập, Nexus 10 được trang bị một máy ảnh “hoàn thiện” hơn so với người tiền nhiệm Nexus 7. Cảm biến 5-megapixel tích hợp đèn flash LED. Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét qua phần giao diện, cách bố trí và các thao tác giống những gì có trên Nexus 4. Nhìn chung, mọi thứ rất đơn giản và được sắp xếp rất gọn gàng. Tuy rằng, chúng tôi mong đợi 1 sự khác biệt hơn là những gì giống trên các thiết bị smartphone chạy Android 4.2 Jelly Bean. Ngoài ra, máy cũng hỗ trợ các tính năng độc đáo từ Android 4.2 như “Photo Sphere”, cung cấp cho người dùng một tấm hình toàn cảnh 360 độ.

Nói về một sản phẩm tablet, người dùng sẽ ít để ý đến cảm biến máy ảnh hơn là 1 thiết bị smartphone. Nhưng Nexus 10 thì khác, Google khá trau chuốt nó về mặt này, Nexus 7 inch không hỗ trợ camera mặt sau thì người anh em 10,5 inch này được trang bị cảm biến đến “5-megapixels”. Chất lượng hình ảnh xuất ra khá ổn, dễ chịu. Chi tiết bức hình rõ ràng nhưng màu sắc có vẻ hơi buồn. Khi kết hợp flash trong điều kiện thiếu sáng, các điểm nhiễu bắt đầu xuất hiện, nhưng hiệu suất ánh sáng cho ra có thể chấp nhận được.

Một số ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng

Chụp theo từng mức sáng khác nhau (không dùng đèn flashLED)

Chụp flash ở khoảng cách 1,5m

Chụp flash ở khoảng cách 2,1m

Tương tự với chất lượng quay video HD 1080p, nó thật sự không đem lại ấn tượng nhiều, sản lượng màu sắc cũng khá nhạt. Tuy rằng, chúng tôi phải đánh giá cao phần âm thanh rõ ràng, nhưng chi tiết hình ảnh chỉ ở mức độ trung bình, và vẫn xuất hiện đôi chút tiếng ồn. Bù lại, hình ảnh ghi lại khá mịn với 29 khung hình mỗi giây.

Xem qua Gallery, Android  4.2 Jelly Bean bây giờ đã đưa thêm một số chức năng chỉnh sửa ảnh khá thú vị. Bao gồm các tuỳ chỉnh về bộ lọc cho đến các khung hình khác nhau, tất cả đều nằm sẵn trong ứng dụng Gallery. Bên cạnh đó là các tính năng chia sẻ được tích hợp đầy đủ. Trong khi đó, cách bố trí và trình bày vẫn còn nguyên vẹn so với phiên bản trước đây.

Kế tiếp, chúng ta đến với phần nghe nhạc, với ứng dụng Google Play Music. Chúng tôi bị thu hút bởi giao diện 3D carousel khi duyệt qua các mục khác nhau. Nhưng ngoài ra, nó đơn giản hơn chúng ta tưởng, thật sự không có gì nhiều để chúng ta trải nghiệm. Với sự hỗ trợ của loa trái và loa phải, Nexus 10 cung cấp phần âm thanh từ loa ngoài khá tốt, sản lượng ở đầu ra khá trọn vẹn, không xảy ra vấn đề biến dạng hay bóp méo âm thanh khi chúng tôi tăng âm lượng ở mức cao nhất. Thêm vào đó, chúng ta có thể tuỳ chỉnh thêm ở phần equalizer để nâng cao chất lượng của nó.

Thật sự khó khăn khi chúng ta cố gắng tìm một video có độ phân giải cao hơn 1080p để phù hợp với độ phân giải màn hình. Tuy nhiên, chúng tôi khá thất vọng vì thiếu mất chế độ mã hoá DivX và Xvid, video mà chúng tôi thử nghiệm thuộc định dạng phổ biến là MPEG-4 và H264. Không có bất kỳ phàn nàn về độ sáng màn hình, cũng như khả năng hiển thị kết hợp độ phân giải cao của nó. Thật khó để chúng tôi rời mắt khỏi màn hình Nexus 10 khi đang xem 1 thước phim hay.

Cũng như các thiết bị Nexus khác hiện nay, không có bất kỳ ứng dung bloatware nào được cài sẵn trên Nexus 10. Thay vào đó, chúng tôi bắt gặp các ứng dụng phổ biến của Google bao gồm Google Earth, Google+, Local, Google Maps, Google+ Messenger, Play Books, Play Magazine, Google Talk, Google Voice Search, Google Wallet và YouTube. Nhưng ở các ứng dụng bên thứ 3 lại thiếu mất khả năng tối ưu hoá như ở thiết bị máy tính bảng iPad, điều này xuất hiện ở trong các ứng dụng phổ biến như Twitter và Facebook.

Kiểm tra khả năng kết nối Wi-Fi, Nexus 10 vẫn duy trì kết nối vững chắc với khoảng cách của một router đặt xa tầm 30 feet trong một căn phòng khác. Hơn nữa, cường độ tín hiệu nhận được rất ổn định, không bị dao động nhiều trong cùng 1 vị trí.

Khả năng tối ưu hoá giữa vi xử lý lõi kép Exynos cây nhà lá vườn của Samsung với nền tảng Android 4.2 Jelly Bean, Nexus 10 cho thời lượng pin rất tuyệt vời. Với tốc độ sử dụng bình thường, Nexus 10 có thể trụ được 2 ngày với dung lượng pin 9,000mAh.


Dấu ấn của chiếc “con cưng” Asus Nexus 7 thế hệ đầu của Google quá lớn, điều này đã làm lu mờ phần nào hình ảnh của chiếc Nexus 10. Có lẽ Google Nexus 10 cần một khoảng thời gian dài hơn để chứng tỏ năng lực vốn có. Nhưng chúng tôi thật sự thích cách mà Google định giá cho các sản phẩm của họ. Chất lượng tốt, cấu hình thừa để đáp ứng các thao tác cơ bản của người tiêu dùng, mức giá 399USD cho phiên bản 16GB thật sự hấp dẫn chúng tôi. Ngoài ra, kết hợp với màn hình độ phân giải cao, điểm này đã đánh bật được thế mạnh của chiếc Nexus 10.

Từ trước đến nay, iPad được cho là đối thủ nặng ký với các sản phẩm tablet, với lưỡi gươm sắc nhọn của màn hình Retina kết hợp màn hình độ phân giải cao bắt nguồn từ iPad phiên bản thế hệ 3, bất kỳ máy tính bảng nào chạy Android nào thời điểm đó đều phải kiên dè đôi chút. Nhưng Google và Samsung đã đem đến một mốc mới cho các thiết bị tablet chạy Android với Google Nexus 10. Không chỉ với màn hình độ phân giải cao, tính năng mới và khả năng tối ưu hoá trên Android 4.2 thật sự đã cuốn hút chúng tôi. Bạn còn mong đợi gì hơn một sản phẩm có giá thành tốt đến như vậy? Để có cái nhìn cận cảnh hơn, mời bạn cùng xem qua video đánh giá chi tiết sản phẩm Google Nexus 10.

Đánh giá phiên bản phần mềm
Phiên bản Android: 4.2
Số Build: JOP40C
Phiên bản Kernel: 3.4.5-g4e6298b

 

Màn hình hiển thị tốt

Mức giá tốt, 400USD

Thời lượng pin xuất sắc

Không hỗ trợ phiên bản 3G/4G

Một số phần mềm lỗi trên Android 4.2

Hiệu năng hoạt động chưa thật sự tốt

Mời bạn xem thêm chuyên trang về Google Nexus 10