Tư vấn A-Z

Sử dụng điện thoại dưới trời giông bão, có gây ra họa diệt thân?

Sử dụng điện thoại dưới trời giông bão, có gây ra họa diệt thân?

Nhiều người cho rằng, việc sử dụng điện thoại dưới trời giông bão sẽ có nguy cơ sét bị sét đánh. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời nhé.

man-using-smartphone-green-screen-footage-118711924_iconl

Từ trước đến nay, chúng ta luôn nghe câu truyền miệng rằng việc sử dụng điện thoại dưới trời giông bão sẽ thu hút những tia sét, không chỉ gây ra nguy hiểm cho chúng ta mà liên lụy đến những người xung quanh. Vậy thực hư ra sao?

Theo báo cáo từ tạp chí y học (Viện y học quốc gia Mỹ), những chiếc điện thoại không hút sét như chúng ta nghĩ. Smartphone sở hữu một nguồn điện thấp, mức điện từ phát ra rất yếu để thu hút bất kỳ tia sét nào. 

a-man-in-a-rain-coat-holds-out-a-smartphone-with-a-stormy-background-behind-him-png

Bên cạnh đó, chiếc điện thoại cũng không hề dẫn điện tốt, các nguyên vật liệu hình thành nên chiếc điện thoại bao gồm cả nhựa lẫn kim loại nên không có khả năng dẫn điện tốt như kim loại thuần túy. Số lượng kim loại bên trong các linh kiện chiếc điện thoại cũng rất ít. Một số các loại trang sức khác như nhẫn, dây chuyền, đồng hồ cũng có rất ít và bạn không cần phải tháo ra ngay khi gặp phải thời tiết có sấm sét hay giông bão.

Trước đây, những chiếc điện thoại bàn có khả năng gây giật khi gặp giông bão là vì nó có rất nhiều kết nối dây đồng, một vật liệu rất dễ bắt sét). Ngày nay, những chiếc điện thoại bàn đã chuyển sang dùng cáp quang chung với internet nên bạn cũng không cần phải lo lắng nữa. 

SEVERE-WEATHER-ALERT-ps-1080x630

Nhìn chung, những vụ việc bị sét đánh thường đến từ việc đứng gần nguồn thu sét, đó có thể là gốc cây, ống khói, hồ nước, khu vực trống vắng hoặc gần các công trình có nhiều kim loại. Điều bạn cần lưu tâm đầu tiên khi thời tiết trở nên xấu đi đó chính là di chuyển ngay đến vùng trú ẩn an toàn và sử dụng thiết bị điện thoạiđể liên hệ người thân hay cấp cứu trong lúc cần thiết nhé.

Tag:

smartphone