Dù biết rằng smartphone là một phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên hạn chế để thiết bị tiếp xúc với trẻ em.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định sóng điện thoại ảnh hưởng đến trí não của trẻ sơ sinh hay gây ra các bệnh tật hiểm nghèo khác, nhưng không có nghĩa là nó an toàn.
Trong một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, kích thước đầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn, xương hộp sọ mỏng hơn cho nên hấp thụ nhiều bức xạ hơn. Điều này có thể khiến cho trẻ chậm phát triển, hay quấy khóc. Ngoài ra, do mắt trẻ còn rất yếu, khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh từ điện thoại, thị lực của trẻ cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí nó còn có khả năng gây ra các bệnh ung thư, trong một số nghiên cứu với vật mẫu là con chuột, con chuột đã xuất hiện khối u khi tiếp xúc với sóng điện thoại 9 giờ/ngày liên tục trong vòng 2 năm.
Tốt hơn hết, các bậc phụ huynh nên hạn chế sử dụng điện thoại khi ở gần trẻ em hoặc nếu có sử dụng, hãy cố gắng dùng điện thoại trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn cũng cần loại bỏ bớt những thiết bị điện tử không cần thiết trong căn phòng có trẻ nhỏ như tai nghe, chuột, bàn phím, loa bluetooth, điểm đặt Wi-Fi.. Tập các thói quen như hạn chế sạc pin nơi trẻ em nằm, tắt đèn flash để không ảnh hưởng đến mắt trẻ, không cho trẻ nhìn vào màn hình điện thoại quá lâu, đặt chế độ máy bay khi ngủ cùng trẻ để hạn chế lượng bức xa phát ra, điện thoại cũng nên để xa trẻ em khoảng 1 mét. Cuối cùng, nên đặt một vài chậu xương rồng trong nhà để hấp thụ bức xa từ trường.
Chúc bạn đọc có một môi trường an toàn để chăm sóc các em nhỏ.