Các ngân hàng này bao gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank và SHB. Riêng VietinBank và Vietcombank đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông ở mức cao.
BOT đang là con nợ của 4 ngân hàng lớn (Ảnh: Internet)
Cuối năm ngoái, 20 tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông với tổng hạn mức 163.097 tỷ đồng, tổng số dư tín dụng 84.235 tỷ đồng. Những khoản tín dụng này đều thuộc nợ nhóm 1. Nợ nhóm 2 là 23,44 tỷ đồng. Nợ xấu chiếm 2,6 tỷ đồng (tương đương 0,003%) được đánh giá là thấp. Song, với các dự án chủ yếu vay ngân hàng lại tiềm ẩn rủi ro lớn do chậm tiến độ. Và thực tế hiện có 17 dự án chậm tiến độ.
Trong khi đó, đang tồn tại sự chênh lệch lãi suất đáng kế giữa lãi vay thực tế của các dự án BOT và mức trần lãi suất vay do Bộ Tài chính quy định với trường hợp chỉ định nhà đầu tư.
Một số ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thậm chí đã cho vay vượt quá 15% vốn tự có, công tác thẩm định khoản vay chưa đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định về tín dụng, các ngân hàng chỉ cho phép nhà đầu tư, doanh nghiệp vay vốn khi dự án có khả năng hoàn vốn. Nhưng, một số trường hợp ngân hàng lại dựa vào thông tin xác nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án (được hiểu là bản xác nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư).
Các dự án BOT thường mang tính dài hạn trong khi vốn ngân hàng phần lớn là ngắn hạn. Điều này tạo ra sự chênh lệch kỳ hạn. Ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn nếu quản trị rủi ro kém hoặc dự án không thu hồi vốn theo kế hoạch.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy chính thức xả cửa, tạm dừng thu phí
(Techz.vn) Sau khi các tài xế “biểu tình” bằng cách sử dụng tiền lẻ có mệnh giá thấp để trả phí, hôm nay trạm BOT Cai Lậy chính thức xả cửa.