Khoa học & Đời sống

32 tuổi: Bạn bè nói về tiền bạc, nhà cửa, xe cộ còn tôi vẫn đau đầu vì mấy chục ngàn lẻ: Trong cuộc chiến quản lý tài chính, tôi là kẻ bại tướng

"Mày đi làm bao lâu mà tiền để đâu hết?"

Đó là câu nói mà tôi thường xuyên đươc nghe từ mẹ của mình.

Đó cũng là chủ đề không biên giới mỗi lần tụ họp với đám bạn, câu chuyện của tôi lại được chúng nó mang lên kệ để mổ xẻ, bàn tán.

Ở tầm tuổi của tôi, chắc các bạn cũng có cho mình những khoản dự trữ riêng, đó là chưa kể đến có những bạn mà tôi biết có khối tài sản lớn hơn những gì mà tôi tưởng tượng. Tôi thì ngược lại, bước chân đi làm gần chục năm nay, tài sản lớn nhất mà tôi có hiện tại chắc là thuộc nằm lòng những cung đường phượt, danh sách những địa điểm mua sắm, cà phê, du lịch… Và mặc nhiên, số dư tài khoản hay tiền tiết kiệm với tôi là những khái niệm gần như không tồn tại.

Nhớ vài lần họp lớp gần đây, dù rất muốn tham dự để gặp lại bạn bè sau bao năm xa cách. Nhưng tôi ngần ngại vì nếu bước chân đến đó thì tôi sẽ trở thành kẻ xa lạ trong chính cái cộng đồng thân thuộc ấy. Câu chuyện mà họ kể hiện tại đã khác xa câu chuyện của gần 10 năm trước: tiền bạc, nhà cửa, xe cộ chứ không còn là những câu chuyện trong sáng, hồn nhiên của thời còn vô ưu nữa.

Bạn có hiểu được cảm giác khi những câu hỏi đầu môi ở tuổi này chỉ xoay quanh về tiền bạc? Bạn có từng phát ngán khi sau bao lâu mới gặp nhau, chúng nó chẳng hỏi han sức khỏe, gia đình của bạn mà vô ngay vào vấn đề tài chính? Còn tôi thì quá quen rồi.

Thậm chí đến ngay cả mẹ tôi cũn không tin đó là sự thật, mẹ luôn nghĩ sau từng ấy năm đi làm thì ít nhất tôi cũng dôi dư được vài chục triệu. Cuối cùng, tôi chỉ biết thành thật với mẹ là thực sự bản thân không hề có được số tiền đó. Và cứ thế, câu nói "Mày đi làm bao lâu mà tiền để đi đâu hết?" của mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường trực.

Làm ra bao nhiêu tiền cũng không thấy đủ, tiêu bao nhiêu tiền cũng không thấy vừa

Tôi thực sự không có đồng tiền nào trong tài khoản tiết kiệm. Nhưng luôn "phải đủ" để đầu tư cho sở thích mua sắm và tụ tập ăn uống với bạn bè. Dù đã rất nhiều lần nhận thức được thực tại, nhưng tôi vẫn không thể nào kiềm chế được trước sự cám dỗ của những thú vui kia.

Tôi không biết từ bao giờ, bản thân mình lại trở thành "con nghiện" của những thú vui tiêu khiển kia. Nếu thi thoảng bạn mới dành ra cho mình chút thời gian để nghỉ ngơi, tụ tập bạn bè hoặc đi mua sắm một vài món đồ mà mình thích, thì với bản tahan tôi, công việc đó không có lịch trình cố định cụ thể nào. Tôi đi theo cảm hứng, cảm xúc, theo những sự kiện bất chợt diễn ra từng ngày mà chẳng hề đoán định, đến khi chiếc thẻ ATM báo "ting ting" là lúc tài khoản đã hết tiền, nhưng tôi cũng chưa thể dứt ra được đam mê điên cuồng đó.

Đám bạn rủ đi nhậu, chẳng cần suy nghĩ tôi đi liền, đứa bạn buồn rủ xác đồ cho nó mua hàng, tôi cũng luôn sẵn sàng. Thế nhưng, nào có đi về tay không được buổi nào, nếu có đi qua cửa hàng có những mẫu đẹp là tôi lại nổi hứng lên vác vài món đồ về cho riêng mình, đương nhiên mỗi lần như vậy số âm tiền bạc cũng đang lớn dần lên.

Quả thực, nếu coi việc "ăn chơi" và "mua sắm" là những khoản đầu tư không hoàn lại, thì tôi là mạnh thường quân đang kiên trì hàng ngày để đầu tư vào đó.

"Tiền vất vả kiếm ra nên tiêu thoải mái một chút cũng không sao"  

Tài sản lớn nhất sau 8-10 năm đi làm của bạn là gì?

8-10 năm ấy, nếu dành dụm, tiết kiệm bạn cũng đã mua được nhà cửa đàng hoàng, dư giả kinh tế để thực hiện những đam mê khác. Còn 10 năm đi làm của tôi chỉ là những khoản nợ, tài khoản không dính một xu, nhiều lúc mới giữa tháng đã phải đi vay mượn.

Dân gian có câu "Góp gió thành bão – tích tiểu thành đại" còn với riêng tôi thì luôn quan niệm: "Tiền vất vả kiếm ra nên tiêu thoải mái một chút cũng không sao".

Vậy mà thoải mái đâu chẳng thấy, từng ấy năm đi làm tôi vẫn vật lộn với cuộc sống lay lắt, mang tiếng là kẻ đi làm nhưng nhiều lúc cuộc sống còn khốn khó hơn cả thời sinh viên. Ít nhất ở thời điểm đó, tôi còn hiểu, với mức trợ cấp 3 triệu/tháng ấy làm gì thì làm nếu tiêu hết là chỉ có nhịn, còn bây giờ thì…

Chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi, muốn làm bại tướng hay kẻ chiến thắng phục thuộc vào bạn.

Ai cũng biết đến món KFC, món gà giòn rụm được cả thế giới ưa chuộng và biết đến. Thế nhưng, có mấy ai biết, cha đẻ của KFC khởi nghiệp ở tuổi 60?

Reid Hoffman CEO của mạng xã hội LinkedIn thành lập LinkedIn ở tuổi 35 và mãi đến tận 43 tuổi mạng xã hội này mới được công bố. Thực ra, rất khó để định nghĩa thế nào là sớm hay muộn? Nếu bạn cứ chấp nhận sống như hiện tại, bình thường không có gì nổi trội, không dám bước ra để thay đổi bản thân thì như thế mãi mãi làm muộn. Ngược lại, nếu bạn biết mình đang yếu ở đâu, cần khắc phục điểm gì thì có ở giai đoạn nào đi chăng nữa, cũng sẽ chưa muộn.

Trong cách quản lý tiền bạc cũng thế, bạn phải xác định đó luôn là trận chiến dài hơi giữa ham muốn của bản thân và điểm nhìn về tương lai. Nếu bạn bỏ qua những giá trị dài hạn, sẵn sàng bắt tay "đồng lõa" với bản thân thì mãi mãi bạn chỉ là kẻ bại tướng trong cuộc chiến đó mà thôi.

Hãy phóng tầm mắt mình ra rộng hơn, hãy tiết chế lại hết tất cả những ham muốn thuộc về tiêu sản khiến bạn luôn quẩn quanh với sự túng thiếu. Quan trọng hơn, bạn đừng bao giờ nghĩ "30 tuổi là muộn rồi, thôi thì đâm lao theo lao, cứ sống với thực tại thôi", đó chính là cách nghĩ sai lầm.

Bởi dù ở trong hoàn cảnh nào, có đối mặt với vấn đề ra sao thì cũng chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi. Muốn làm bại tướng hay kẻ chiến thắng – tất cả phụ thuộc vào bạn.

Chúc bạn sớm trở thành người quản lý tiền bạc xuất sắc.

Theo Trí Thức Trẻ, Cafebiz

 

Tuổi trẻ nếu vẫn còn mải mê giữ những thói quen xấu này, thì đừng trách tại sao ngoài 30 tuổi vẫn chẳng có gì trong tay

(Techz.vn) Có những người bước qua độ tuổi 30 đó với một khối lượng tài sản đủ lớn, sở hữu riêng cho mình nhà cửa, xe cộ… Nhưng ngược lại cũng có những người dù đã bước qua tuổi 30 nhưng trong tay vẫn chẳng hề có gì.