Khám phá mới

3 vụ gian lận thi cử rúng động Việt Nam: Bê bối của con trai Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát suýt bị tử hình

Cao Bá Quát

Năm 1841, tại kỳ thi Hương ở Thừa Thiên, Cao Bá Quát được giao trọng trách là Sơ khảo (người chấm bài vòng đầu). Cũng trong cuộc thi này, ông cùng các đồng sự phải chịu tội nặng trước triều đình vì dám sửa một số bài thi.

gian-lan-thi-cu-1-1688370010.jpg
 

Sự tình như sau, trong lúc chấm thi, Cao Bá Quát thấy một số bài văn rất hay nhưng lại bị phạm húy. Không muốn bỏ lỡ nhân tài vì lỗi nhỏ đó, ông cùng Phan Thời Nhạ đã quyết định lấy muội đèn làm mực, sửa 24 bài thi. Trong số 24 người được sửa bài đó, có 5 người đã đỗ cử nhân.

Sau cùng sự việc vỡ lở, Bộ Lễ và Viện Đô sát vào cuộc, Cao Bá Quát đứng ra nhận hết tội lỗi và khẳng định mình làm vậy vì bài thi của các thí sinh hay chứ không do ai gửi gắm gì. Theo án xử tại triều đình, Cao Bá Quát cùng Phan Nhạ sẽ bị tử hình, Trần Văn Siêu bị phạt trượng, các chủ khảo, giám khảo bị cách chức, giáng chức.

gian-lan-thi-cu-2-1688370010.jpg
 

Dù vậy, nhà vua sau khi biết chuyện, xem xét lại và nhận thấy Cao Bá Quát cùng Phan Nhạ, Trần Văn Siêu không có động cơ vụ lợi nên đã giảm tội cho họ. Cách sửa bài của những vị quan này cũng rất đặc biệt. Chẳng những không sửa tốt lên mà còn sửa kém đi. Cuối cùng Cao Bá Quát được nhận án giam lỏng, sau được tha, đi theo một phái đoàn công cán nước ngoài để lấy công chuộc tội.

Tiến sĩ Ngô Sách Tuân

Ngô Sách Tuân là người ở Từ Sơn, Bắc Ninh, từng đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa Bính Thìn 1676. Ông được cử làm Phó chủ khảo trường thi vào kỳ thi Hương năm 1696.

gian-lan-thi-cu-3-1688370010.jpg
 

Tại kỳ thi này, Ngô Sách Tuân được tể tướng Lê Hy gửi gắm chú ý giúp cậu con trai. Ông đã lấy quyển bài thi của con trai Lê Hy “nhờ” khảo quan chấm lại cho “đúng cách”. Chuyện bị Phan Tự Cường (Tham chính – người phụ việc cho Tuyên chính Thanh Hóa) phát giác và tố cáo đến triều đình.

Vì sự việc đó mà cuối cùng khoa thi Hương có nhiều sĩ tử bị đánh hỏng. Ngô Sách Tuân bị đưa ra luận tội. Dù từng lập nhiều công trạng nhưng ông vẫn bị khép tội chết, các quan giám khảo, phúc khảo đều bị dính líu, nhẹ là cách chức, nặng thì giam vào ngục hoặc xử tử.

Con trai Lê Quý Đôn

Năm 1775, con trai nhà bác học Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt bị phát giác chuyện đổi quyển thi cho một thí sinh cùng thi tên Đinh Thì Trung. Sự việc này khiến Thì Trung bị đày đi Yên Quảng, còn Quý Kiệt thì bị tước bỏ học vị, giáng làm thứ dân. Sau cùng con trai Lê Quý Đôn bị tống giam vào ngục cửa Đông.

 

2 môn thể thao Việt Nam làm bá chủ thế giới, siêu cường Mỹ và Trung Quốc cũng phải lặng lẽ đứng sau

Có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi biết Việt Nam có thành tích rất tốt ở 2 môn thể thao này. Chúng ta chẳng những đứng đầu thế giới mà còn nhiều lần giành được danh hiệu cao.