Linh hoạt và khiêm tốn chính là chìa khóa thành công cho bất kỳ ai muốn khởi nghiệp. Hãy đảm bảo rằng bản thân sẵn sàng đón nhận những lời khuyên, ngay cả khi đã đạt được những thành công nhất định.
Tin liên quan:
- 8 lời khuyên đáng giá về sự đổi mới cho Startup
- Startup: Tập trung quá mức vào hiện tại có dẫn tới thiếu tầm nhìn?
- For Startup: Bạn đang thắng hay thua cuộc chiến
Trong một bài phát biểu tuyệt vời của Dharmesh Shah, Giám đốc công nghệ và Nhà sáng lập của Hubspot, anh tổng kết một số lời khuyên tuyệt vời dành cho startup:
Đừng yêu kế hoạch hay sản phẩm của bạn.
Thay vào đó, hãy yêu vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết và những người bạn đang cố gắng tạo nên ảnh hưởng đến họ. Là một doanh nhân, một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải là trốn chạy với kế hoạch của mình. Nếu bạn hoạt động lặng lẽ chỉ đơn giản vì sợ rằng ai đó có thể đánh cắp ý tưởng của mình, bạn sẽ bỏ lỡ những phản hồi hoặc kết nối quan trọng có thể dẫn đến sự thành công hoặc thất bại của mình. Hãy tìm kiếm và lắng nghe lời khuyên từ người cố vấn càng sớm càng tốt, sau đó hãy điều chỉnh kế hoạch và sản phẩm của mình để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn và giải quyết được vấn đề mà sản phẩm của bạn nhắm đến nhanh hơn.
Như Dharmesh đã nói: "Việc quan trọng nhất không phải là tạo ra một chiếc máy ảnh tốt nhất, mà là tạo ra thế hệ nhiếp ảnh gia tiếp nối."
Mục tiêu của bạn không phải là đánh bại mọi đối thủ mà là tạo ra sức ảnh hưởng.
Mọi người thường quên rằng con đường doanh nhân không phải là Thế vận hội Olympic – dù đánh bại mọi đối thủ trong ngành, công ty của bạn cũng chưa chắc là người chiến thắng. Người chiến thắng thật sự là những doanh nhiệp tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất. Có thể bạn đã nhảy vào một ngành đang hấp hối, chẳng có ai tạo ra được lợi nhuận và chẳng có cả ông trùm trong ngành nào bởi vì chẳng ai tìm được giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể nữa. Mặt khác, có thể công ty của bạn đã gia nhập một ngành công nghiệp nơi mà tất cả các tổ chức hàng đầu đều đang thành công vì họ tìm được nhiều cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Vì thế, thay vì cứ tập trung vào việc chinh phục và thống trị các đối thủ cạnh tranh, hãy nghĩ đến một bức tranh lớn hơn khi tham gia vào "cuộc chơi" này. Thật sự thì việc mở một công ty nhỏ với thị trường hạn chế cũng mạo hiểm như khi bắt đầu một công ty khổng lồ với tầm ảnh hưởng rộng lớn thôi.
Tim O'Reilly đã từng viết: "Hãy theo đuổi thứ gì đó quan trọng đến nỗi dù thất bại thì thế giới cũng đã trở nên tốt đẹp hơn nhờ vào sự cố gắng của bạn." Nên nhớ rằng chính sức ảnh hưởng tiềm năng của dự án đã giúp bạn làm việc thâu đêm suốt sáng, đó cũng chính những gì bạn cần để thành công.
Chưa ai hối hận vì đã chấp nhận mạo hiểm.
Không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để làm điều đó. Bạn thật sự phải toàn tâm toàn ý và cam kết với startup của chính mình. Sẽ không ai chịu mạo hiểm với bạn nếu bạn không tự mạo hiểm với chính mình. Hãy sống và hít thở cùng với "đứa con tinh thần" của mình. Bạn có thể sẽ sợ mạo hiểm nhưng chính những giai đoạn nhảy vọt đó lại là nhân tố thúc đẩy và khuyến khích người khác gia nhập vào đội ngũ của bạn, đầu tư vào ý tưởng của bạn và giúp bạn xây dựng công ty của mình.
Đọc thêm: Khi nào startup nên thay đổi chiến lược đang theo đuổi?