Thiết bị công nghệ

2-4 tuyến cáp quang biển mới sẽ được đưa vào khai thác ở Việt Nam vào năm 2025

Những ngày qua, mạng internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng vì 4/5 tuyến cáp quang biển của Việt Nam gặp sự cố toàn phần hoặc một phần.

Để việc kết nối internet Việt Nam với thế giới diễn ra thuận lợi thì không thể thiếu hệ thống cáp quang (biển và đất liền). Dù internet vệ tinh có thể là phương án thay thế, nhưng tới 99% lưu lượng sử dụng trên toàn cầu là dựa vào vào cáp quang biển. Đặc biệt với Việt Nam, cáp quang biển có thể coi là huyết mạch thông tin toàn cầu. 

Tại Việt Nam hiện đang có 5 tuyến cáp quang biển và có 2 tuyến cáp quang quốc tế trên đất liền. Vào năm 2022, tuyến cáp quang biển chỉ còn lại 40% dung lượng vì bị ảnh hưởng. Điều này đã gây tác động tới chất lượng dịch vụ Internet khá đáng kể.

Trong năm 2025, mục tiêu được đặt ra là phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga/cảng biển/sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G.

Đặc biệt, Việt Nam sẽ đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới, hình thành các trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI data center) tới năm 2025.

So với thế giới, mạng lưới cáp internet của Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống để phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu kết nối ngày một lớn mạnh của người dùng. Vì vậy, chiến lược về cáp quang biển đến năm 2030 do Bộ Thông tin và Truyền thông đã được ban hành. 

Cụ thể, sẽ tăng lên thành 15 tuyến cáp quang biển và dung lượng tăng 10 lần, đa dạng hóa hóa hướng tuyến đi xuống phía Nam và đi vào Singapore và Malaysia, có tuyến nối với Nhật và Mỹ. Đặc biệt, đảm bảo ít nhất 20% dung lượng đa dạng hóa các nhà cung cấp, các nhà lắp đặt để sửa chữa đồng thời đầu tư cho 2 tuyến cáp quang trên đất liền. Hai tuyến cáp biển mới gồm ADC của Viettel và SJC2 của VNPT với tổng dung lượng khoảng 52Tbps sẽ được đưa vào sử dụng đến Quý I/2025.