Nhịp sống số

Một quốc gia mất hàng trăm tỷ đồng vì bị kẻ lừa đảo tấn công: Mánh khóe thế nào?

Một quốc gia mất hàng trăm tỷ đồng vì bị kẻ lừa đảo tấn công: Mánh khóe thế nào?

Các vụ lừa đảo đã xảy ra liên tục tại quốc gia này trong thời gian qua.

Theo nghiên cứu có tên "Tình hình lừa đảo tại Philippines năm 2024", trung bình mỗi nạn nhân người Philippines mất 275 đô la Mỹ (tương đương 7 triệu VNĐ), do những kẻ lừa đảo gây ra. Khoảng 39% người Philippines được khảo sát đã mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo. Chỉ có 3% nạn nhân có thể lấy lại số tiền đã mất trong khi 78% không thành công. Nghiên cứu khảo sát trên 1.000 người Philippines, phần lớn ở độ tuổi từ 18 đến 24.

Hiện nay, các đối tượng lừa đảo có rất nhiều mánh khóe khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội, lấy tiền của người dân. Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ VNĐ) trong 12 tháng qua, chủ yếu là do các vụ lừa đảo thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”. Ước tính thiệt hại tương đương với 1,9% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này.

Khoảng 39% người Philippines được khảo sát đã mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo

Các vụ lừa đảo qua tin nhắn văn bản thường lừa những nạn nhân không nghi ngờ nhấp vào các liên kết trang web, với các cơ hội việc làm giả mạo và giải thưởng xổ số, cùng nhiều hình thức khác.

Các liên kết dẫn đến các cổng thông tin giả mạo, nơi người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân như thông tin tài khoản ngân hàng, địa chỉ nhà và số điện thoại.

Từ những mánh khóe này, các đối tượng xấu có thể chiếm đoạt tài khoản ngân hàng và ví điện tử để rút tiền. Các nền tảng nhắn tin thường được sử dụng bởi các đối tượng lừa đảo chủ yếu là WhatsApp và Messenger.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được các tin nhắn lạ

Hiện tại, nhiều mối đe dọa mới đã tiếp tục diễn ra do việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện tội phạm mạng thông qua tin nhắn văn bản, ảnh, video và bản ghi âm giọng nói.