Khám phá mới

Tại sao sau hơn nửa thế kỷ mới có một em bé chào đời tại thị trấn của Nhật Bản?

Tại sao sau hơn nửa thế kỷ mới có một em bé chào đời tại thị trấn của Nhật Bản?

Thị trấn Kaneyama ở tỉnh Fukushima (Nhật Bản) vừa tổ chức lễ thôi nôi cho một em bé sau 52 năm.

Theo Janpan Today, thị trấn Kaneyama là nơi không đông dân chỉ có chưa đến 2.000 cư dân. Tuy nhiên, quận Tarabu của Kaneyama lại là một cộng đồng đặc biệt nhỏ, chỉ có 12 hộ gia đình có người ở.

Thị trấn Nhật Bản chào đón em bé đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ. Ảnh: Japan Today

Bé gái Tara 1 tuổi là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra tại thị trấn Kaneyama kể từ năm 1972. Cha mẹ đứa bé đều không phải là người bản xứ ở khu vực này. Hđã gặp nhau ở Tarabu. Cặp đôi kết hôn vào mùa hè năm 2023 và con gái của họ chào đời vào tháng 11 năm đó thông qua phương pháp sinh nở tại nhà ở Tarabu với sự hỗ trợ của một nữ hộ sinh.

Họ quyết định đặt tên con gái là Tara, đặt theo tên Tarabu (mặc dù được viết bằng các ký tự kanji khác nhau), và cộng đồng đã dành cho em bé tình yêu thương không kém.

Em bé được đặt tên Tara - tên viết tắt theo địa danh của ngôi làng Tarabu. Ảnh: Japan Today

Một năm sau khi sinh, Tara vui vẻ và khỏe mạnh, được kiểm tra sức khỏe tại trung tâm phúc lợi của thị trấn, cho đến nay chủ yếu được sử dụng để điều trị cho người cao tuổi ở Kaneyama (hơn 60 phần trăm dân số thị trấn trên 65 tuổi). Tara chào đời như một “món quà” tuyệt vời với dân làng Tarabu, em bé nhận được nhiều sự yêu thương và giúp đỡ từ mọi người. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui ấy sự lo ngại về tương lai nhân khẩu của Tarabu nói riêng và Nhật Bản nói chung.

Ảnh minh hoạ 

Cũng giống như trường hợp của Nozomi - học sinh lớp một duy nhất tại trường ở vùng nông thôn của tỉnh Ehime, Tara có thể sẽ có một tuổi thơ rất đặc biệt. Tuy nhiên, cha mẹ cô bé hy vọng rằng tuổi thơ của cô bé sẽ tràn ngập những mối liên hệ ấm áp với cộng đồng của họ.

Vốn dĩ, thị trấn Kaneyama chỉ là một trong số hàng nghìn thị trấn nhỏ xảy ra tình trạng già hoá dân số khi tỷ lệ sinh giảm mạnh. Điều này chính là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng tại "xứ sở hoa anh đào".

Theo Japan Today