Ngọn núi Phú Sĩ là biểu tượng của Nhật Bản đến vẫn chưa có tuyết rơi. Đây là một kỷ lục chưa từng có trong 130 năm qua.
Đỉnh núi cao nhất Nhật Bản thường phủ đầy tuyết vào đầu tháng 10, nhưng đến nay đỉnh núi vẫn trơ trụi - làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đối với một trong những địa danh được yêu thích nhất của đất nước này. Sự chậm trễ này chưa từng xảy ra trong 130 năm qua.
Theo cơ quan thời tiết Nhật Bản, tuyết bắt đầu hình thành trên núi Phú Sĩ vào ngày 2 tháng 10 và năm ngoái, tuyết được ghi nhận vào ngày 5/10 - mặc dù đài truyền hình NHK đưa tin rằng phần lớn tuyết đã tan vào đầu tháng 11 do nhiệt độ ấm lên.
Shinichi Yanagi, một nhân viên khí tượng tại văn phòng Kofu nói với đài CNN: "Do nhiệt độ cao ở Nhật Bản vẫn tiếp diễn kể từ mùa hè và trời mưa nên không có tuyết rơi".
Theo phân tích từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central, Nhật Bản vẫn ấm áp bất thường vào mùa thu, với ít nhất 74 thành phố ghi nhận nhiệt độ là 30 độ C (86 độ F) hoặc cao hơn vào tuần đầu tiên của tháng 10.
Mùa hè nóng nực khắc nghiệt ở Nhật Bản không phải là sự kiện cục bộ. Nó đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ toàn cầu trong năm thứ hai liên tiếp, với năm 2024 chắc chắn sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận .
Mô hình khí hậu tự nhiên El Nino cũng góp phần thúc đẩy nhiệt độ tăng đột biến, cũng như các yếu tố do con người gây ra như đốt nhiên liệu hóa thạch - động lực chính gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuyết rơi muộn hơn trên núi Phú Sĩ có thể là dấu hiệu đáng lo ngại về tương lai của thế giới, khi mùa đông ấm hơn sẽ tác động đến tuyết , du lịch, nền kinh tế địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm và nước.
Nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka của Nhật Bản, ngọn núi Phú Sĩ cao 3.776 mét là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và là biểu tượng của Nhật Bản. Nơi đây thường được phủ tuyết gần như quanh năm cho đến khi mùa leo núi hàng năm bắt đầu vào tháng 7, chào đón hàng triệu du khách đến leo núi hoặc ngắm bình minh từ những sườn núi nổi tiếng.
Theo CNN