Khám phá mới

Tại sao trong đám cưới người ta chỉ uống một loại rượu được hạ thổ ít nhất 18 năm?

Tại sao trong đám cưới người ta chỉ uống một loại rượu được hạ thổ ít nhất 18 năm?

Trong đám cưới của mỗi địa phương thường có nhiều phong tục khác nhau. Trong đó, đồ uống được sử dụng ở đám cưới cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. 

Rượu “nữ nhi hồng” là một loại rượu gạo Trung Quốc có nguồn gốc từ Thiệu Hưng, miền đông Trung Quốc. Đây là một loại  “rượu vàng” được ủ bằng cách trộn ngũ cốc hấp với một loại men truyền thống. Loại rượu này có nồng độ cồn điển hình là 16% theo thể tích (ABV) và có thể có nhiều màu sắc khác nhau, từ trong suốt đến nâu.

Nhiều điều thú vị về phong tục cưới hỏi của Trung Quốc. Ảnh: SCMB

Tầm quan trọng của thức uống này đã được nhấn mạnh vào năm 1997 khi Tung Chee-hwa được tặng những bình đựng loại đồ uống này để ăn mừng việc ông được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Hồng Kông, người đứng đầu chính quyền mới - trước khi Trung Quốc khôi phục chủ quyền đối với thành phố. Rượu nữ nhi hồng có ý nghĩa đặc biệt trong đám cưới của người Trung Quốc.

Rượu này thường được dùng làm quà cưới và phục vụ trong các bữa tiệc, đựng trong chai được chạm khắc đẹp mắt, trang trí bằng nơ và sơn màu sắc và họa tiết may mắn. Người ta cho rằng đây là nguồn gốc của cái tên nổi tiếng hay còn gọi là “rượu chạm hoa”.

Cặp đôi phục vụ rượu cho khách mời tại Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ảnh: Getty Images

Theo phong tục truyền thống, rượu cô dâu Trung Quốc phải được chôn trong thời gian tối thiểu 18 năm mới được dùng. Người xưa quan niệm rằng, rượu chôn 18 năm sẽ có hương vị đậm đà, phức hợp và thơm nồng. Mặc dù ngày nay rượu đã được chế biến theo nhiều cách khác nhưng người ra vẫn ưa chuộng phương pháp ủ tự nhiên cổ xưa.

Những ghi chép lịch sử về rượu nữ nhi hồng đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ của nó với hôn nhân, và đặc biệt là với các gia đình gả con gái mình.

Các thuyết dân gian liên quan đến nguồn gốc của rượu gạo đều tập trung vào chủ đề gả con gái. Theo một câu chuyện, ngày xưa có một điền chủ rất muốn có con. Khi vợ ông có thai, ông đã rất phấn khích và nấu nhiều mẻ rượu  để uống trong lễ mừng đứa trẻ tròn một tháng tuổi.

Nghệ nhân sơn bình rượu 'nữ nhi hồng' với các màu sắc tượng trưng cho sự may mắn ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Những mẻ rượu ông làm ra không được dùng hết trong bữa tiệc nên đành hạ thổ.  18 năm sau, khi khách hết đồ uống trong đám cưới của con gái ông, ông đã mang những chiếc bình chôn xuống để chia cho mọi người, những người đã vô cùng ngạc nhiên trước độ êm dịu của loại rượu “nữ nhi hồng” lâu năm này .

Theo SCMP