Thế giới

Liệu Ukraine có thể sản xuất bom nguyên tử để chống lại Nga nếu Mỹ cắt đứt viện trợ dưới thời ông Donald Trump ?

Trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, Kiev có thể cân nhắc đến phương án răn đe hạt nhân.

Viễn cảnh về kịch bản như vậy đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Hồi tháng 9, nhà lãnh đạo Ukraine nói với ông Donald Trump rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO hoặc phát triển vũ khí hạt nhân. Được biết, thành viên đảng Cộng hòa đã lắng nghe yêu cầu này và cho rằng "đó là lập luận công bằng".

Ukraine có thể sản xuất vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ cắt đứt viện trợ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây ông Volodymyr Zelensky lại rút lại lời nói trên và nhấn mạnh Ukraine không theo đuổi vũ khí hạt nhân. Tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Zelensky đã làm dấy lên suy đoán liệu chương trình vũ khí hạt nhân của Ukraine có thực tế hay không khi xét về mặt công nghệ và chính trị. Nhiều chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, dù điều này đòi hỏi khoản đầu tư đáng kể.

Cựu thành viên của Cục Tình báo cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ John Sipher cho biết: “Tôi đoán là mọi người đều có vũ khí hạt nhân, nhưng điều đó sẽ ổn thôi”. Ông John Sipher, hiện là thành viên của nhóm nghiên cứu Atlantic Council và từng đề cập đến mối lo ngại ông Donald Trump trở lại nắm quyền có thể đưa Mỹ đi theo con đường biệt lập khiến đồng minh phương Tây, bao gồm thành viên NATO và Ukraine cân nhắc đến nhu cầu tự vệ mà không có sự hậu thuẫn của Washington.

Tổng thống Ukraine và ông Donald Trump từng điện đàm với nhau.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố việc sản xuất vũ khí hạt nhân trong bối cảnh hiện nay không khó, nhưng vẫn chưa rõ liệu Ukraine có khả năng làm như vậy hay không. Ông Vladimir Putin cho rằng Ukraine có thể có được những vũ khí như vậy là hành động khiêu khích. Theo nhà lãnh đạo Nga, nếu Ukraine theo đuổi hoạt hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân sẽ phải đối mặt với phản ứng thích đáng và Moskva không cho phép Kiev phát triển vũ khí hạt nhân trong bất kỳ trường hợp nào.

Ukraine tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Hồi đầu tháng 11, Trung tướng Igor Kirillov, người đứng đầu lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Lực lượng Vũ trang Nga tuyên bố Ukraine có thể dùng đến biện pháp khiêu khích bằng "bom bẩn" để chống lại Nga và mục tiêu của nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tờ báo của Anh cũng đưa tin Ukraine có thể phát triển một quả bom hạt nhân trong vòng vài tháng nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự. Theo Sputnik, quả bom này được chế tạo từ plutonium thu được ở thanh nhiên liệu đã qua sử dụng của lò phản ứng hạt nhân.

Kho vũ khí hạt nhân của Ukraine rất lớn.

Ukraine thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Hiện tại, Kiev đã giao nộp chúng theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Mỹ, Anh và Nga. Về mặt chính trị, Ukraine phải đối mặt với những khó khăn to lớn nếu quyết định sản xuất vũ khí hạt nhân như một biện pháp răn đe và có thể gây ra phản ứng dữ dội từ đồng minh phương Tây.

Nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London Sascha Bruchmann cho hay: "Chương trình vũ khí hạt nhân sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ với đối tác phương Tây của Ukraine. Tôi không thấy bất kỳ chính phủ nào ủng hộ tham vọng hạt nhân của Ukraine. Do đó, Ukraine sẽ đánh cược rất nhiều sự ủng hộ về mặt chính trị và quân sự nếu đi theo con đường riêng”.

Theo The Kyiv Independent, Sputnik.