Thế giới

Tổng thống Serbia: Ông Putin không cảnh báo suông về vũ khí hạt nhân

Tổng thống Serbia: Ông Putin không cảnh báo suông về vũ khí hạt nhân

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin rất nghiêm túc khi nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu ranh giới đỏ do Moskva tuyên bố tiếp tục bị vượt qua.

Nhà lãnh đạo Serbia cảnh báo hành tinh này đang trên bờ vực thảm họa, vì dường như không ai muốn đàm phán về lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Aleksandar Vucic nói: "Thế giới đang tiến gần đến thảm họa, không ai lắng nghe, không ai nói về hòa bình. Hôm nay, tên lửa liên lục địa tấn công Nga thì sang ngày mai sẽ có thứ khác".

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

Theo hãng tin Novosti của Serbia, ông Aleksandar Vucic cũng trả lời với phóng viên rằng: "Nếu bạn nghĩ, bạn có thể tấn công mọi thứ trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí và hậu cần của phương Tây mà không nhận được phản ứng nào cũng như ông Vladimir Putin sẽ không sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào mà ông ấy cho là cần thiết thì bạn đã không hiểu ông ấy hoặc là bạn bất thường".

Tổng thống Serbia từng đặt ra mục tiêu của chiến dịch ném bom rộng khắp của NATO năm 1999 và nhắc đến học thuyết hạt nhân cập nhật của Nga được Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt vào ngày 19/11. Văn bản này cho phép Moskva xem cuộc tấn công của quốc gia phi hạt nhân được cường quốc hạt nhân hậu thuẫn tương đương với hành động xâm lược hạt nhân trực tiếp.

Đồng thời, mở rộng phạm vi triển khai vũ khí hạt nhân bao gồm mối đe dọa quân sự thông thường đối với Nga hoặc đồng minh Belarus của nước này và gây nguy hiểm cho chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Ukraine đã sử dụng vũ khí do phương Tây viện trợ để tấn công Nga.

Ông Aleksandar Vucic lưu ý nhà lãnh đạo Moskva xem vũ khí hạt nhân là phương sách cuối cùng, nhưng nhấn mạnh nếu an ninh của Nga bị đe dọa trực tiếp thì Tổng thống Nga sẽ hành động. Người đứng đầu nhà nước Serbia cho hay: "Nếu an ninh của Moskva hoặc lực lượng nước này gặp nguy hiểm, nếu không còn cách nào khác, ông ấy sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân".

Tuy nhiên, Serbia sẽ tránh vướng vào cuộc xung đột tương tự và cảnh báo "mục tiêu xuất hiện ở xung quanh chúng ta". Moskva liên tục cáo buộc phương Tây làm leo thang xung đột Ukraine bằng cách cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev. Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov gần đây gọi những hành động này là leo thang mới nhằm kéo dài chiến tranh và sử dụng Ukraine làm đại diện trong cuộc xung đột rộng lớn hơn với Nga.

Nga đã tiến hành sửa đổi học thuyết hạt nhân để bảo vệ đất nước.

Hôm 21/11, Tổng thống Nga cảnh báo hệ thống phòng không của Mỹ không có khả năng ngăn chặn tên lửa mới bay với tốc độ gấp mười lần tốc độ âm thanh và chúng có tên gọi là Oreshnik. Cùng với đó, ông Vladimir Putin cảnh báo tên lửa Oreshnik có thể được sử dụng để tấn công bất kỳ đồng minh nào của Ukraine có tên lửa được sử dụng để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Theo RT.