Thế giới

Lần đầu tiên số lượng tên lửa ATACMS do Ukraine kiểm soát được tiết lộ

Lần đầu tiên số lượng tên lửa ATACMS do Ukraine kiểm soát được tiết lộ

Theo tờ The Times, quân đội Ukraine đã nhận được khoảng 50 tên lửa ATACMS từ Mỹ từ đầu năm cho đến nay.

Lực lượng quân sự Ukraine có nhiều hệ thống tên lửa HIMARS và MLRS sở hữu khả năng bắn tầm xa. Những bệ phóng đầu tiên đã được gửi đến Kiev trong vòng vài tháng sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, tờ The Times nhấn mạnh nguồn cung cấp tên lửa ATACMS của Mỹ dành cho Ukraine khá hạn chế, chỉ huy quân sự ở Kiev phải lựa chọn cẩn thận khi chọn mục tiêu bên trong nước Nga.

Tên lửa tầm xa của Mỹ được phóng lên bầu trời.

Hôm 19/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã phóng 6 tên lửa ATACMS tầm xa vào khu vực biên giới Bryansk thuộc lãnh thổ Nga và 5 trong số đó đã bị hệ thống phòng không đánh chặn. Trong khi một tên lửa khác bị hư hại và rơi xuống vùng đất gần căn cứ quân sự.

Vấn đề cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào Nga đã được Nhà Trắng xem xét trong hơn hai năm qua. Tờ New York Times trích dẫn quan chức Mỹ giấu tên cho hay Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã gỡ bỏ hạn chế, nhưng đến thời điểm này phía Nhà Trắng vẫn chưa chính thức lên tiếng.

Việc Mỹ nới lỏng hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân có thể làm lao thang xung đột.

Tin tức này sau đó được xác nhận bởi người đứng đầu chính sách đối ngoại sắp mãn nhiệm của EU Josep Borrell. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng tuyên bố một số nước phương Tây khác đã làm theo và cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa được viện trợ để chống lại lãnh thổ Nga.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jonathan Finer đã né tránh câu hỏi của phóng viên về quyền hạn ông Joe Biden và không xác nhận bất kỳ quyết định nào đã hoặc chưa được đưa ra về hỗ trợ của Mỹ khi nói đến vấn đề hoạt động.

Mỹ cung cấp số lượng lớn vũ khí cho Ukraine trong gần 3 năm xảy ra xung đột với Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo bước đi như vậy sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột Ukraine khiến NATO trở thành bên tham gia trực tiếp. Người đứng đầu nhà nước Nga cũng cập nhật học thuyết hạt nhân của Moskva để cho phép phản ứng chiến lược đối với một số cuộc tấn công thông thường do cường quốc hạt nhân ủy nhiệm.

Theo TASS.