Giá xăng dầu trong nước ghi nhận đợt tăng thứ hai liên tiếp sau bốn kỳ điều hành giảm đồng loạt.
Lúc 6h hôm nay (ngày 1/10), giá xăng dầu trong nước ghi nhận mức tăng nhẹ sau bốn kỳ điều hành đồng loạt giảm. Cụ thể, xăng RON 95 có mức giá cao nhất 21.518 đồng/lít, cao hơn so với phiên trước 756 đồng/lít và xăng E5 RON92 tăng 679 đồng lít, tương đương 19.620 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu dầu mazut tăng cao nhất 531 đồng/kg, không cao hơn 15.357 đồng/kg; giá dầu diesel niêm yết 17.506 đồng/lít, tăng 463 đồng/lít; dầu hỏa chỉ tăng 322 đồng/lít với giá bán 17.873 đồng/lít.
Trên thế giới, giá dầu rơi vào đà giảm mạnh do lo ngại xung đột tại Trung Đông ngày càng gia tăng. Theo đó, giá dầu WTI “trượt dốc” gần 5% so với tuần trước và giảm 0,25% so với ngày hôm qua. Với dầu Brent, mức giá “lao dốc” xấp xỉ 3% xuống dưới mốc 72 USD/thùng so với tuần trước, nhưng tăng 0,46% so với phiên đầu chỉnh gần nhất.
Chỉ tính riêng 5 phiên giao dịch gần đây, giá dầu thế giới chỉ tăng “vừa phải” 2 phiên và giảm đến 3 phiên. Ông Jim Ritterbusch của Công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho rằng việc Saudi Arabia quyết định tăng sản lượng dầu vào tháng 12 sẽ là yếu tố thúc đẩy sự bi quan đối với thị trường dầu trong tương lai.
Tại Trung Quốc, Dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia công bố ngày 30/9 cho thấy trong khoảng thời gian tháng cuối cùng của quý III/2024, hoạt động sản xuất dầu ghi nhận lần giảm thứ 5 liên tiếp và tốc độ phát triển của lĩnh vực dịch vụ chậm lại đáng kể.
Còn theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tồn kho dầu của quốc gia này đã giảm 4,5 triệu thùng, cao hơn gấp 3 lần so với kỳ vọng giảm 1,4 triệu thùng của các nhà phân tích trong tuần kết thúc vào ngày 20/9. Đồng thời, tồn kho xăng của Mỹ cũng ghi nhận mức giảm 1,5 triệu thùng và sản phẩm chưng cất giảm 2,2 triệu thùng.
Hiện tại, Riyadh đang lên kế hoạch lấy lại thị phần trên thị trường dầu bằng cách tăng sản lượng và từ bỏ mục tiêu giá không chính thức 100 USD/thùng. Trong khi nhiều phe phái đối địch tại Libya đã nhìn thấy triển vọng khôi phục sản lượng xuất khẩu dầu, do đạt được thỏa thuận chấm dứt tranh chấp.