Đời sống

Những vùng đất khắc nghiệt nhất trên thế giới: Nhiệt độ lên tới 63 độ nhưng vẫn có người sinh sống

Những vùng đất khắc nghiệt nhất trên thế giới: Nhiệt độ lên tới 63 độ nhưng vẫn có người sinh sống

Oymyakon

Oymyakon là một thị trấn nhỏ tại Cộng hòa Sakha, phía đông bắc nước Nga. Thị trấn này được mệnh danh là lạnh nhất thế giới có người sinh sống. Nhiệt độ trung bình rơi vào tầm 51 độ C vào mùa đông trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người, thậm chí nó còn có thể xuống tới 71 độ C và không khí tại đây cũng gây nguy hiểm cho con người khi chỉ cần hít thở cũng khiến phổi bạn bị đóng băng.

Cây cối không thể phát triển tại đây nên dẫn tới cạn kiệt nguồn thực phẩm. Do đó người dân chủ yếu dùng những thực phẩm có được như thịt tuần lộc, ngựa, cá. Nhiệt độ xuống quá thấp nên người dân không sử dụng vải thông thường mà dùng len merino và lông động vật may quần áo.

Theo Insider, dân số của thị trấn lạnh nhất thế giới này ở khoảng 500 người. Đa số họ đã sống ở đây từ rất lâu. Cuộc sống của họ cũng diễn ra bình thường như bao nơi khác, nhưng khi nhiệt độ xuống quá thấp mọi hoạt động sinh hoạt sẽ được dừng lại.

Dallol, Ethiopia

Nằm cách thủ đô Ethiopia 438km và được công nhận là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Nhiệt độ tại đây thường cao hơn 38 độ và nhiệt độ cao nhất đo được lên tới 63 độ C. Sức nóng của nơi này bởi nó nằm trên một ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động.

Với nhiệt độ cao như vậy, tưởng chừng sẽ không có sự sống thế nhưng người Afar lại sinh sống tại đây. Họ tạo ra 1 loại sơn đặc biệt có thể phản ánh nắng mặt trời, họ thường sẽ ở trong nhà vào buổi sáng và chỉ ra ngoài khi mặt trời lặn để thu thập một số vật dụng. Người Afar dùng sữa bò, sữa dê để bổ sung các chất điện giải và chống mất nước do thời tiết khắc nghiệt.

Mawsynram, Ấn Độ

Nằm tại phía đông bắc Ấn Độ, Mawsynram được xác nhận là nơi ẩm ướt nhất thế giới mà vẫn có người sinh sống. Lượng mưa trung bình tại vùng đất này là 25400 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 và có thể lên tới 1,5 m/ngày.

Người dân ở đây dùng rễ cây để làm cầu và sợi tre để làm áo mưa. Thời gian làm những cây cầu rất lâu nhưng với chất liệu đó nó có thể chống chịu được với thời tiết khác nhiệt. Tuy nhiên nơi đây không phải lúc nào cũng mưa triền miên. Vào mùa đông khi lượng mưa ít đi nó trở nên khô cằn tới mức bị thiếu nước nghiêm trọng.

Sa mạc Atacama

Hoang mạc Atacama là một sa mạc nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru. Atacama là một trong những khu vực khô cằn nhất Trái Đất. Theo nhiều ghi chép cho thấy từ năm 1570 đến 1971, sa mạc Atacama không có lượng mưa đáng kể nào.

Sách kỷ lục Guinness đã ghi nhận Atacama là sa mạc "khô cằn nhất thế giới". Atacama cũng được xem là hoang mạc khô cằn nhất thế giới bởi NASA, Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ.

 

Bất ngờ cuộc sống của Thanh Bùi và cặp con trai song sinh sau gần 1 năm bà xã đại gia bị bắt

Sau khi Trương Huệ Vân bị bắt, Thanh Bùi không còn tham gia các hoạt động showbiz nhiều như trước. Cuộc sống của nam ca sĩ và các con hiện tại như thế nào?