Đời sống

Loại gỗ quý như kim cương, trăm năm mới cao 1 tấc và được coi là ‘kho báu của thiên nhiên'

Theo truyền thuyết có một loại cây hàng trăm năm mới chỉ cao lên thêm được 1 tấc và thuộc loại gỗ quý. Cây có mùi thơm nhẹ và sở hữu dòng nhựa đỏ, có thể phát triển bình thường dưới điều kiện thời tiết thay đổi liên tục và không bao giờ bị mối mọt. Loại cây đó là cây Giáng hương hay còn được gọi là Dáng Hương, là một cây gỗ quý thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macarocarpus.

Tại Việt Nam, cây Giáng Hương trước đó xuất hiện nhiều tại các tỉnh như  Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắk Lắk (Đắk Mil), Khánh Hòa (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa), Phú Yên (Sơn Hoà), Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. 

Gỗ Giáng Hương với đặc điểm to và có độ cao từ 15-25m, gốc bạnh và thân thẳng, vỏ có màu nâu xám, có nhựa màu đỏ tươi và mùi thơm nhẹ nhàng.

Với đặc tính của mình, cây Giáng Hương có thể thích nghi dễ dàng với điều kiện thời tiết thay đổi liên tục. Thế nhưng tốc độ tăng trưởng của cây rất chậm và có nhiều tương truyền cho rằng loại gỗ này trăm năm chỉ cao một tấc, trong khi đó phải 5 tấc mới có thể sử dụng được nên suy ra phải mất tới hàng trăm năm?

Ngoài tác dụng về mặt nguyên vật liệu làm nội thất, thì cây giáng hương còn có ứng dụng trong việc làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền. Cây giáng hương tại Việt Nam được xếp vào loại gỗ quý loại I và cấm khai thác từ năm 1992.

Giá trị của cây giáng hương rất đắt đỏ và quý hiếm nên viêc chúng được xếp vào hạng mục số I theo quy định phân loại gỗ tự nhiên của Việt Nam là điều hiển nhiên.

Cây giáng hương rất đặc biệt khi nó có màu sắc nổi bật, kết cấu độc đáo và được xem là ‘kho báu của thiên nhiên’. Gỗ nặng và chắc, độ cứng cao đứng trong top đầu những loại cây gỗ.

Đáng nói, phần dị tật trên thân gỗ giáng hương cũng rất đáng giá. Nó được gọi là gỗ nu (hay gỗ nu hương), được hình thành do những tác động vật lý (hoặc bị công trùng/vi sinh vật tấn công) vào thân cây trong quá trình sinh trưởng gây nên. 

Cây giáng hương sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất và không khí rồi dồn một lượng lớn vào chỗ bị thương. Nơi đó khi tiếp nhận nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị biến dạng khác biệt hoàn toàn so với thân cây.

Độ lớn của những phần dị dạng này phụ thuộc vào nền đất, nước và những chất dinh dưỡng bên dưới mà cây hấp thụ được. Thậm chí đường kính của những bộ phận dị dạng này còn to hơn thân cây.

 

Cây cầu gỗ ‘tàng hình’ dưới mặt nước, được xây dựng theo cách đặc biệt để không bao giờ bị ngập

Câu cầu này gần như 'tàng hình' khi bạn quan sát từ xa, phải đến thật gần mới có thể phát hiện ra điều thú vị tại cây cầu.