Đời sống

Đất hiếm của Việt Nam được nhiều nước quan tâm, trữ lượng đứng thứ 2 thế giới hứa hẹn nhiều lợi ích

Đất hiếm của Việt Nam được nhiều nước quan tâm, trữ lượng đứng thứ 2 thế giới hứa hẹn nhiều lợi ích

Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố có hiệu ứng trong sản xuất điện tử, pin và các ngành kỹ thuật mũi nhọn quan trọng khác. Điều này khiến đất hiếm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu hướng tới các nguồn năng lượng sạch hơn.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) Việt Nam có trữ lượng đất hiếm thứ 2 thế giới, ước tính 22 triệu tấn và chỉ xếp sau Trung Quốc. Được biết sản lượng đất hiếm của Việt Nam năm 2021 vào khoảng 400 tấn, thế nhưng sản lượng dự kiến của Việt Nam sẽ là 2 triệu tấn vào năm 2030.

Với những ứng dụng của mình, đất hiếm trở thành một loại vật liệu quý hơn vàng của thế kỷ 21. Nhờ có trữ lượng khổng lồ nên Việt Nam có thể trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế.

Ví dụ, sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vào năm 2010, Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Việt Nam để nghiên cứu và khai thác. Theo tạp chí Nature, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Đất hiếm đã được mở tại Hà Nội vào ngày 16/6/2012 với trang bị thiết bị trị giá 420 triệu yên (tương đương 5,3 triệu USD). Tại trung tâm này, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản đã hợp tác với các nhà khoa học của Viện Công nghệ Xạ hiếm của Việt Nam, cũng có trụ sở tại Hà Nội. Một số các thử nghiệm đối với máy lọc và trộn để tách các nguyên tố đất hiếm từ khoáng sản đã được thực hiện.

Mỹ cũng đã để mắt tới nguồn đất hiếm với trữ lượng khổng lồ tại Việt Nam. Họ nhận định Việt Nam có những thế mạnh và tiềm năng to lớn cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đất hiếm. 

Với nhiều dự án nước ngoài tại Việt Nam, có thể thấy đất hiếm Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các nước lớn khác, kể cả những quốc gia đang dẫn đầu về kinh tế, khoa học. Lợi ích mà đất hiếm mang lại cho Việt Nam sẽ vô cùng quan trọng trong tương lai.

 

Loại gỗ quý hiếm được cả thế giới săn lùng nhưng tại Việt Nam lại được trồng tới hơn 3000 ha

Có giá hàng chục triệu đồng/kg nhưng tại Việt Nam loại cây trồng này đang được nhân giống ở nhiều nơi.