Giải trí

Danh tính nữ NS cải lương đầu tiên được phong tặng danh hiệu NSND của Việt Nam

Cố NSND Phùng Há có tên thật là Trương Phụng Hảo, bà sinh năm 1911 tại Mỹ Tho và là người con thứ 6 trong một gia đình đông anh em, hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Dù không được đào tạo nhưng bà Phùng Há đã thể hiện được năng khiếu diễn xuất của mình từ khi còn nhỏ và được nhiều người yêu thích.

Đến năm 9 tuổi, bà Phùng Há nhận tin cha qua đời và vì hoàn cảnh nhà khó khăn còn đông anh em, bà phải nghỉ học để kiếm tiền cùng mọi người. Năm 13 tuổi bà đi là công trong một lò gạch để kiếm tiền. Công việc trong lò gạch thời điểm đó vô cùng vất vả với một đứa trẻ 13 tuổi, thế nhưng may mắn thay tài năng và giọng hát của bà khi ấy đã lọt vào tai của ông bầu Hai Cu của gánh hát Nam Đồng Ban cũ và được chú ý.

Năm 1924 ông bầu Hai Cu thành lập gánh hát mang tên Tái Đồng Ban và đã mời bà Phùng Há về tham gia vai trò đào chính đóng cặp với kép chính Năm Châu. Chính Năm Châu cũng là người đã gợi ý bà sử dụng cái tên Phùng Há để làm nghệ danh chính thức.

Vai diễn đầu tiên đánh dấu cho cuộc đời hoạt động nghệ thuật của bà Phùng Há là vai Giả Thị trong vở cải lương Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh. Sau đó bà cũng góp mặt trong nhiều vở khác như Thôi Tử thí Tề Quân, Mổ tim Tỷ Can, Anh hùng náo Tam Môn Nhai của soạn giả Nguyễn Châu Thành; Khúc oan vô lượng; Tội của ai của soạn giả Tư Chơi.

Đến năm 1926 bà cùng đồng nghiệp gia nhập gánh hát Trần Đắc của bầu Trần Đắc Nghĩa. Bà vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật và sau đó một thời gian, nhờ sự giúp đỡ của Lê Công Phướng, Phùng Há đã lập được gánh hát riêng và chính thức làm bầu gánh khi chỉ mới 18 tuổi.

Khi tách ra là riêng, gánh hát của bà quy tụ nhiều tên tuổi nổi tiếng lúc bấy giờ như Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne,... Theo nhiều nguồn tài liệu ghi chép lại, đây là gánh hát cải lương có quy mô lớn nhất ở miền Nam và có nhiều chuyến lưu diễn khắp nơi, tạo tiền đề và nền móng cho cải lương phát triển sau này.

Nhờ lưu diễn nhiều nên khắp nơi người dân đều được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này. Cứ mỗi 3 giờ chiều các hạng vé của gánh Huỳnh Kỳ đều hết, chứng tỏ độ hot của loại hình nghệ thuật này lúc bấy giờ. Có thể thấy được NSND Phùng Há đã có những đóng góp to lớn như thế nào cho nền móng của loại hình nghệ thuật cải lương.

NSND Phùng Há còn là giảng viên của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ tại Sài Gòn. Bà có nhiều đóng góp to lớn cho nghệ thuật nước nhà, đến năm 1984 bà là nữ nghệ sĩ cải lương duy nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt đầu tiên của Việt Nam.

Không chỉ là một nữ nghệ sĩ giỏi, bà còn là một người thầy chịu khó với nghề và là người dẫn dắt nhiều tên tuổi nổi tiếng bây giờ như Thanh Nga, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Diệu Hiền.

 

Món ăn Việt Nam vang danh thế giới: Phở, bánh mì không thể chê, có cả món được ông Obama khen nức nở

Những món ăn Việt Nam được liệt kê trong danh sách phải thử của Vouge hầu hết đều là những món bình dân nhưng hương vị thì không có gì để chê.