Đời sống

Cuộc đời bi thảm của thần đồng vào đại học năm 13 tuổi, không có khả năng sống độc lập

Ngụy Vĩnh Khang được biết là một trong những thần đồng nổi tiếng của Trung Quốc. Sinh năm 1983 tại quận Hoa Dung, TP Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Ngụy Vĩnh khang được mẹ nuôi dưỡng từ nhỏ và trở thành thần đồng với những thành tích đáng nể so với bạn bè cùng trang lứa.

Được biết vào năm 2 tuổi, Ngụy Vĩnh Khang đã thành thạo 1000 ký tự tiếng Trung và đã học xong cấp 2 khi chỉ mới vừa lên 4. Năm 8 tuổi cậu đã đỗ vào trường cấp 3 trọng điểm trong sự bất ngờ của mọi người xung quanh.

Năm 13 tuổi Vĩnh Khang đã ghi danh và tham gia kỳ thi tuyển sinh Cao Khảo, một trong những kỳ thi quan trọng đối với mỗi học sinh Trung Quốc. Thế nhưng tài không đợi tuổi, Vĩnh Khang trở thành sinh viên khoa Vật lý của Đại học Tương Đàm với điểm số cao. Đến 17 tuổi cậu đã được Trung tâm Vật lý năng lượng cao thuộc Viện Khoa học quốc gia đặc cách cho học khoa thác sĩ liên thông tisn sĩ.

Vào thời điểm đó, truyền thông Trung Quốc ca ngợi cậu là tài năng hiếm có của đất nước. 

Về thăm nhà của Vĩnh Khang, phóng viên Trung Quốc thấy được trên những bức tường toàn là công thức toán học và từ vựng tiếng Anh. Đó là một trong những cách giúp cậu ghi nhớ và học hỏi mọi lúc, mọi nơi mà không gặp trở ngại gì. Cũng nhờ phương pháp học tập đặc biệt mà cậu có nguồn kiến thức vô cùng lớn và cũng giành được những giải thưởng quan trọng. Vĩnh Khang đương nhiên trở thành ‘con nhà người ta’ với ánh mắt ngưỡng mộ từ những bậc phụ huynh khác.

Tưởng chừng như cuộc đời sẽ ngày một thăng hoa, thế nhưng cuộc đời Vĩnh Khang lại đi ngược lại. Cậu không lấy được bằng thạc sĩ và còn bị trường đuổi học. Câu chuyện đã trở thành chủ đề bàn tán nóng hổi lúc đó.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin Vĩnh Khang bị nhà trường đuổi học năm 2013 không phải vì học tập kém. Mà lý do thực sự phía sau là do cậu không sắp xếp được quản lý cuộc sống hàng ngày với việc học.

Nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ người mẹ, Vĩnh Khang là niềm hi vọng duy nhất của bà Tằng Ngọc Mai. Bà có ước nguyện con trai là thiên tài nên đã dành hết tâm trí và sức lực để trợ giúp cho con.

Ngoài việc học, Vĩnh Khang không phải làm bất kỳ một việc gì khác trong cuộc sống. Cậu được mẹ đánh răng cho mỗi khi thức dậy và thậm chí được mẹ bón ăn cơm hết năm cấp 3 chỉ đề dành thời gian cho việc chọc.

Từ khi còn nhỏ đã không được vui chơi giải trí như các bạn cùng trang lứa khác. Bà Tằng luôn giữ khoảng cách cho con với thế giới bên ngoài vì không muốn bị ảnh hưởng. Vì đã quá phụ thuộc vào mẹ nên khi tách ra sinh hoạt một mình, Vĩnh Khang rơi vào khủng hoảng và không thể tự giải quyết những chuyện cá nhân như sinh hoạt đơn giản. Cậu thường chỉ mặc một bộ quần áo và không thay đổi nhiều ngày liền, những ngày mùa đông cũng không biết mặc thêm áo ấm.

Vấn đề cá nhân đã là nỗi trở ngại quá lớn đối với thần đồng xứ Trung. Ngoài ra cậu cũng có vấn đề về mặt giao tiếp xã hội và quản lý thời gian. Vĩnh Khang không thể học lên tiến sĩ, đồng thời bỏ lỡ buổi lễ tốt nghiệp khi quên giờ tổ chức. Cậu cũng không biết cách nói chuyện với những người xung quanh và thầy hướng dẫn của mình.

Có thể thấy dù là thiên tài nhưng khi con người không có nhận thức được xã hội và làm quen với môi trường xung quanh, bạn cũng khó có thể thành công được. Trường hợp của Vĩnh Khang đã dần thức tỉnh được những phụ huynh lúc bấy giờ về việc không nên bắt ép con mình hay quản thúc một cách vô lý, tạo cảm giác gò bó, bức bối.

Sau cú sốc, Nguỵ Vĩnh Khang trở về nhà,  bắt đầu sống như người bình thường, tìm công việc với mức lương ổn định và kết hôn sinh con năm 2010. Năm 2021, vợ Ngụy Vĩnh Khang bất ngờ đăng tải cáo phó trên Weibo, thông báo chồng đã qua đời ở tuổi 38 do bạo bệnh, kết thúc chặng đường vinh quang của mình.

 

Quy đổi chi phí Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành ra tiền hiện đại: Con số lớn không tưởng!

Công trình kiến trúc dài nhất trong lịch sử loài người được Tần Thủy Hoàng xây dựng lên bằng mồ hôi, xương máu của vô số nô lệ cùng biết bao 'núi vàng núi bạc'.