Việt Nam sở hữu loại củ quý hiếm, trên thế giới chỉ có một vài quốc gia trồng được
Gừng và nghệ là hai loại củ gia vị không còn quá xa lạ với người Việt nhưng nó lại là thứ quý hiếm với rất nhiều quốc gia.
Gừng và nghệ là hai loại củ gia vị thu về hàng chục triệu USD từ việc xuất khẩu mỗi năm. Có thể đối với nhiều người Việt Nam, hai loại củ gia vị này không còn quá xa lạ và được sử dụng nhiều trong đời sống, thế nhưng tại nước ngoài chúng rất được săn đón vì khan hiếm. Trong nước, tỉnh có sản lượng rừng nhiều nhất nước ta là Nghệ An.
Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với giống củ này mà gừng Kỳ Sơn có chất lượng hơn hẳn những củ gừng từ địa phương khác. Hương vị của nó cũng tùy thuộc theo từng vùng miền và đất trồng trọt tại địa phương đó. Được biết nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ và dù nó có được trồng nhiều và sử dụng tại Việt Nam nhưng nó vẫn là một loại củ gia vị hiếm tìm trên thế giới.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có diện tích trồng nghệ lớn nhất thế giới với hơn 50 nghìn ha tính đến năm 2021. Nghệ được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác trong 6 tháng đầu năm đạt 17.280 tấn với kim ngạch đạt 33 triệu USD, giảm 33,6% về lượng nhưng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023. Các thị trường xuất khẩu chính của gừng, nghệ Việt Nam bao gồm Ấn Độ đạt 6.635 tấn, chiếm 38,4%, Bangladesh đạt 3.561 tấn chiếm 20,6%, Indonesia đạt 1.396 tấn, chiếm 8,1%.
Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về cung cấp và chế biến gia vị sau Ấn Độ và Trung Quốc. Xuất khẩu gừng nghệ và một số gia vị khác đạt 34.976 tấn với trị giá xuất khẩu đạt 49,3 triệu USD, tăng mạnh 222,4% so với năm 2022.
Gừng của Việt Nam khi xuất khẩu sẽ được làm dưới dạng đông lạnh và số lượng tiêu thụ mạnh. Loại gia vị này hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn và chống lại cảm cúm, lạnh.
Nghệ thường được làm dưới dạng tinh bột và được áp dụng nhiều vào cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp.