Đời sống

Sa mạc khô cằn nhất thế giới lần đầu tiên có hoa nở, quang cảnh gây choáng ngợp

Việc sa mạc khô cằn nhất có những thảm thực vật nở rộ khiến không ít người bất ngờ, tuy nhiên đây không phải là điều khó hiểu với những nhà nghiên cứu khoa học.

Đây được coi là một trong lần nở hoa hiếm hoi trên sa mạc Atacama, Chile. Được biết sự kết hoa này là kết quả của lượng mưa từ phía Bắc Chile trong mùa thu ở Bán cầu Nam. Lượng mưa này kết hợp với sương mù vào buổi sáng đã kích hoạt thảm thực vật đã ngủ yên nhiều năm của sa mạc khô cằn nhất thế giới. Những bông hoa Cistanthe grandiflora đang tô điểm cho nền sa mạc khô cằn và những bông hoa này nở rộ trong một khu vực rộng gần 400km2. Người đứng đầu bộ phận Bảo tồn đa dạng sinh học và Nghiên cứu khoa học tại Tổng công ty Lâm nghiệp Quốc gia ở Atacama cho hay sa mạc có thể nở hoa cho thấy những chuyển biến từ thời tiết và nhiệt độ.

Thông thường các sa mạc có hoa nở sẽ rơi vào mùa xuân trong năm bởi thời điểm đó lượng mưa rơi nhiều và thời tiết ẩm, cung cấp đủ lượng nước cần thiết. 

Dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) chỉ ra rằng các điều kiện hiện tại - giai đoạn mà cả El Niño và La Niña đều không xảy ra - có thể sẽ tồn tại thêm một tháng nữa trước khi chuyển sang La Niña. Điều này có nghĩa là hạn hán sẽ quay trở lại và sa mạc Atacama sẽ không có đủ độ ẩm để kích hoạt lại thảm thực vật trong chu kỳ.

Nếu lượng mưa rơi trong thời gian tới, độ ẩm không khí sẽ cao hơn bình thường có thể xảy ra nhiều hiện tượng như hoa ở sa mạc nở vào tháng 9. Các loài hoa vào mùa đông sẽ nở sớm hơn bình thường và sẽ không có đợt hoa lớn vào mùa xuân tới.

Việc hoa ở sa mạc Atacama nở rộ vào mùa đông không có vấn đề, nguyên nhân chính khiến chúng nở rộ nhanh là do loài thụ phấn không đến nhanh khi mưa tới. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra bởi không có các loài côn trùng bay như ong, bướm cũng như các loài thụ phấn khác xuất hiện vào mùa đông mà chỉ có những con bọ ve, một số loài bò sát.