Đời sống

‘Kho báu biển’ của Việt Nam được Trung Quốc và Mỹ ưa chuộng, tăng số lượng nhập khẩu chóng mặt

Cua ghẹ là một mặt hàng được xuất khẩu nhiều tại Việt Nam, hàm lượng dinh dưỡng của chúng cao và được đánh giá tốt trên thị trường quốc tế.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam tăng trưởng mạnh từ những ngày đầu năm 2024. Chỉ trong tháng 5 này giá trị xuất khẩu đạt 22 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam các sản phẩm về cua, ghẹ và giáp xác khác của nước ta đã xuất sang 22 thị trường trên thế giới. Với tình hình kinh tế các quốc gia đang dần được kiểm soát, nền kinh tế được phục hồi và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang được thúc đẩy hàng ngày hàng giờ.

Trong các thị trường xuất khẩu, Trung Quốc và Hong Kong vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất về mặt hàng cua ghẹ và giáp xác khác, chiếm tới 42% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng một cách chóng mặt, tuy nhiên cũng đang có dấu hiệu chậm dần lại. Chỉ trong tháng 5, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác sang thị trường này tăng 418% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11 triệu USD.

Một cường quốc khác là Nhật Bản đang có xu hướng sụt giảm trong 2 tháng liên tục trở lại đây. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản trong tháng 5 giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6 triệu USD.

Xuất khẩu sang Mỹ và Canada cũng đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tốt và mức tăng lần lượt là 32% và 54%. Trái với sự tăng trưởng và những tín hiệu tốt thì xuất khẩu sang các nước EU lại không mấy khả quan. Giá trị xuất khẩu giảm 58% so với cùng kỳ và ủy ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cảnh báo đối với ngành khai thác thủy sản ở Việt Nam đang tác động đến xuất khẩu hải sản sang thị trường này.

Vậy lý do vì sao các nước lại ưa chuộng mặt hàng thủy sản này của Việt Nam? Đó là bởi vì cua ghẹ nước ta có chất lượng cao và không bị vi khuẩn gây bệnh hay nhiễm kháng sinh. 

Mặt hàng này khi được buôn bán trong nước cũng là một trong những loại thực phẩm được ưa chuộng. Giá thành rơi vào mức trung bình và không quá cao. Đối với những tỉnh thành giáp với biển giá cả sẽ có phần hạ thấp hơn so với những tỉnh thành đồi núi, giá của mặt hàng sẽ được tăng lên theo các chi phí phát sinh như di chuyển và bảo quản.