Nhà tù khét tiếng ở Sài Gòn xưa, là nỗi khiếp sợ với người dân vì tử hình công khai
- Rùng rợn cuốn sách có thể khiến người đọc ‘mất mạng’ nhưng nhiều người vẫn bất chấp mua với giá cao
- Những trường hợp cần làm lại CCCD gắn chip ngay, không làm sẽ bị phạt nặng, chú ý kẻo mất tiền oan
- Hàn Quốc hé lộ sản phẩm công nghệ đỉnh cao phát hiện tín hiệu tên lửa của kẻ địch
- Tin bóng đá tối 12/7: Filip Nguyễn báo tin vui; HLV Troussier hé lộ 'vị thế' khó tin của ĐT Việt Nam
Nhiều người không biết nhưng Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM từng là Khám Lớn Sài Gòn. Đây từng là một địa điểm khét tiếng và khiến người dân xung quanh khiếp sợ về những vụ tử hình công khai.
Sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp nhanh chóng thiết kế và lập ta bộ máy cai trị trên vùng đất mới. Những công trình không thể thiếu được xây dựng và trong đó có nhà tò, nơi giam giữ tất cả những thành phần có ý định chống lại chính quyền thực dân.
Khám Lớn Sài Gòn được xây trong 4 năm, bắt đầu từ năm 1886. Mặt chính ở đường Lagran Dière (nay là đường Lý Tự Trọng), được rào bằng những song sắt; mặt sau giáp đường Espagne (Lê Thánh Tôn); hai bên là đường Mac Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và Filippini (Nguyễn Trung Trực).
Nơi đây có vẻ ngoài u ám và rùng rợn đến phát sợ, 4 mặt tường được sơn đen, mặt chính được rào kín bằng song sắt và phòng giam chỉ có cửa sổ nhỏ trên cao.
Chủ yếu với thiết kế như vậy để lính canh bên ngoài có thể giám sát tù nhân. Thế nhưng lượng tù nhân ngày càng nhiều và không gian ngột ngạt, phát sinh dịch bệnh.
Khám có những nơi dành riêng cho tử tù, dài 5m rộng 3m. Nơi đây chỉ đục một vài lỗ nhỏ để thông hơi, u uất và không khác gì một địa ngục trần gian.
Thực dân Pháp từng đặt một máy chém cao tới 4,5m và lưỡi dao nặng 50kg để tử hình hình tù nhân. Thực dân Pháp cũng cho xây dựng thêm nhà tù và có sức chứa lên tới 2000 người lúc bấy giờ.
Nơi đây cũng là nơi giam giữ những nhà yêu nước nổi tiếng của nước ta như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Phú, Lê Hồng phong, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng...
Ngày 23/11/1940, khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại và nhiều chiến sĩ yêu nước bị bắt. Số lượng nhà tù không đủ chỗ nên thống đốc Nam Kỳ đã phê duyệt kế hoạch xây Khám Chí Hòa tại ấp Chí Hòa. Thế nhưng nơi đó đã bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phá hủy để xây Trường Đại học Văn Khoa (thành lập năm 1957, trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn), sau đó thành Thư viện Quốc gia và hiện là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM.
Những trường hợp cần làm lại CCCD gắn chip ngay, không làm sẽ bị phạt nặng, chú ý kẻo mất tiền oan
Có một số trường hợp cần nhanh chóng làm lại CCCD gắn chip. Nếu không làm, khi bị kiểm tra sẽ bị phạt tiền rất nặng.