Đời sống

Cuộc sống hiện tại của những em bé Việt Nam đầu tiên ra đời nhờ thụ tinh ống nghiệm từ 25 năm trước

Hàng chục gia đình đã có mặt tại đây để kỷ niệm 25 năm ngày 3 em bé đầu tiên ra đời nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Họ đều là những người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc khó có con và đã phải nhờ đến khoa học can thiệp.

Ông Mai Văn Phơn 68 tuổi ngồi tại đây vẫn còn nhớ lại khủng cảnh cách đây đúng 25 năm, khi các bác sĩ chạy ra ôm lấy ông và cho biết vợ ông đã đậu thai sau khi thụ tinh ống nghiệm.

a-40-1690518000.jpg
 

“Ngay từ đầu, Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ) đã nói, xác suất đậu thai của vợ tôi là 0,05 phần nghìn! Cực kỳ thấp! Kỹ thuật quá mới, vợ tôi lại lớn tuổi (43 tuổi). Nói thật lòng, tôi không có nhiều hy vọng”, ông nói.

Bản thân ông không bao giờ có thể quên được khoảnh khắc bác sĩ chạy ra hỏi mình có phải Mai Văn Phơn không. Khi xác nhận được danh tính tất cả mọi người đều ôm lấy ông khiến bản thân vui mừng.

Suốt 9 tháng sau đó, vợ ông Phơn sống trong bệnh viện gần như suốt thai kỳ. Thế nhưng những khó khăn đeo bám cho đến khi cận kề ngày sinh, người mẹ có dấu hiệu suy tim và nhau thai bị quấn cổ hai vòng.

a-42-1690518000.jpg
 

Sau khi được thông báo tình hình, thai phụ được đưa đi mổ gấp để cứu cả mẹ và con. Như vậy Mai Quốc Bảo là cậu bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam.

Bên cạnh cậu bé Quốc Bảo, còn có Lưu Tuyết Trân 25 tuổi cũng có mặt tại đây. Cả hai mẹ con đã đi từ Tiền Giang lên TPHCM để dự lễ. Trân cho biết khi học lớp 8 có một đoàn làm phim xuống ghi hình em, lúc đó mẹ mới nói cho em biết em là một cô bé đặc biệt khi được thụ tinh trong ống nghiệm.

a-41-1690518000.jpg
 

“Hồi nhỏ, em ngại vì mọi người biết chuyện này, đôi khi thấy phiền vì ai cũng hỏi. Nhưng khi lớn lên và biết suy nghĩ hơn, em lại thấy mình rất đặc biệt và may mắn. Em tự hào vì mình là một trong 3 em bé đầu tiên ở Việt Nam sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm”, cô gái nói.

a-43-1690518000.jpg
 

Mất cha từ khi còn quá sớm, Trân cho biết dù cả hai mẹ con nhưng mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho em. Bản thân Trân cũng muốn bù đắp cho mẹ càng nhiều khi không chọn học đại học ở TPHCM như các bạn khác mà chỉ học ở Tiền Giang cho gần mẹ.

Vào thời điểm đó, thụ tinh ống nghiệm còn là một khái niệm khá xa lạ với người dân bởi vẫn còn thiếu thốn chi phí và rất nhiều khó khăn khắc. Nhưng các bác sĩ đã động viên và tự gom góp tiền mua trang thiết bị nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong việc có con.

Cho tới thời điểm bây giờ, xã hội đã tiếp cận nhiều hơn tới phương pháp này. Nhiều cặp vợ chồng, gia đình đã tìm hiểu ngay đến phương pháp thụ tinh ống nghiệm từ sớm để mong có con hơn.

 

Top 10 địa danh đầy mê đắm tại Việt Nam với cảnh sắc được đánh giá hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á

Nhiều danh lam thắng cảnh của Việt Nam nhận được sự ngưỡng mộ từ các bạn bè khắp nơi trên thế giới.