Đời sống

Ngôi làng có tên nhạy cảm nhất Việt Nam, chỉ cần nghe tên đã khiến người khác đỏ mặt

Ngôi làng có tên nhạy cảm nhất Việt Nam, chỉ cần nghe tên đã khiến người khác đỏ mặt

Ngôi làng này từng đổi tới 3 cái tên để có tên làng 'Trinh Tiết' như hiện tại, người dân trong làng vẫn giữ được nét đặc sắc trong văn hóa sinh hoạt.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, trên đường đi chùa Hương, du khách sẽ băng ngang một thôn làng có cổng tam quan bề thế nằm trên xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức. Tên được ghi phía trên cổng tam quan là làng Trinh Tiết.

Nằm yên bình bên dòng sông Đáy, ngôi làng này không chỉ có cái tên đặc biệt mà còn là một địa danh hữu tình và là biểu tượng của sự thủy chung của người phụ nữ theo quan niệm ngày xưa. Câu chuyện về cái tên ngôi làng ‘Trinh Tiết’ cũng gắn liền với hình ảnh người phụ nữ thủ tiết nuôi con thành tài, trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ mai sau.

Cổng làng Trinh Tiết

Ngôi làng này ban đầu không phải có tên là Trinh Tiết, ban đầu nó có tên Bối Lang nhưng sau đó đổi thành làng Sêu và cuối cùng là cái tên như đã nói ở trên. Khi tới ngôi làng này hỏi bất kỳ người dân nào từ trẻ đến lớn đề có thể nói rành mạch câu chuyện và lịch sử lưu truyền nhiều đời nay.

Là một người sinh sống tại ngôi làng lâu năm, bà Nguyễn Thị Hoa cho biết bà đã gắn bó cả một đời người với ngôi làng cổ này. Nơi đây lưu giữ nhiều kỷ niệm cũng như lịch sử và có những nét văn hóa rất riêng, bà vô cùng tự hào khi là một người con của làng Trinh Tiết. Cũng như bao người khác bà Hoa ý thức được trách nhiệm gìn giữ và phát triển những văn hóa tốt đẹp của ngôi làng.

Đường bên trong làng Trinh Tiết

“Tôi rất vui và tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại làng Trinh Tiết. Ngôi làng này có nhiều nét văn hóa cổ kính mà độc đáo. Những giá trị quý giá của làng sẽ chúng tôi gìn giữ và lưu truyền lại cho thế sau”, bà Hoa nói.

Vậy còn lý do vì sao ngôi làng này lại có tên là làng Trinh Tiết? Ngày xửa ngày xưa, có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Chàng là một thanh niên "xứ trong” sánh duyên cùng cô thôn nữ nết na, xinh đẹp ở một làng quê thanh bình bên bờ sông Đáy trong xanh. Hạnh phúc của đôi uyên ương được nhân lên gấp bội khi một thiên thần bé nhỏ chào đời từ tình yêu thuần khiết ấy. Nhưng thật không may, người chồng qua đời sớm để hai mẹ con lâm vào cảnh vợ góa, con côi. Những năm tháng tiếp theo, người góa phụ trẻ ấy có rất nhiều chàng trai giàu có đến ngỏ lời cầu hôn, song nàng đã cương quyết cự tuyệt và một lòng thủ tiết “thờ chồng, nuôi con”. Lớn lên trong tình thương yêu bao la của mẹ và sự đùm bọc chia sẻ của bà con lối xóm, vượt lên nghịch cảnh của một đứa trẻ mất cha từ nhỏ, cậu bé ấy ngày càng khôn lớn trở thành một chàng thanh niên khỏe mạnh, thông minh và quê hương, là chỗ dựa cho cả làng.

Cuộc sống yên bình của ngôi làng theo chia sẻ của người dân

Khi Tổ quốc lâm nguy, ông đã được đích thân nhà vua phong làm Đốc lĩnh binh nội vệ ra mặt trận quét sạch quân thù. Để ghi nhớ công đức to lớn đó, ngay sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ và suy tôn ông là Thành hoàng. Gần 500 năm sau, một lần đi kinh lý qua, nhà vua đã cảm động trước tấm lòng son sắt, thủy chung của người phụ nữ nơi đây, quyết định đổi tên làng thành làng “Trinh Tiết”. 14 thế kỷ làng có Thành hoàng, trên 900 năm mang tên Trinh Tiết vua ban, mảnh đất và con người nơi đây luôn đồng hành cùng sự thăng trầm của đất nước. Các thế hệ con dân Trinh Tiết luôn khắc ghi nguồn cội và giữ gìn cốt cách từ ngàn xưa.

Thời gian trôi qua, người dân làng Trinh Tiết vẫn không quên truyền tai nhau những câu chuyện về phong tục tập quán của địa phương cho lớp trẻ nghe. Mỗi người một câu, mỗi người một ý nhưng vẫn giữ được nét truyền thống đậm sắc của ngôi làng cổ này.