Đời sống

Trọng thần duy nhất trải qua 6 triều vua nhà Nguyễn, giữ nhiều chức vụ nhờ tài năng đặc biệt

Ông Lê Trinh là Thượng thư Bộ Lễ và có lúc ông giữ luôn cả Thượng thư Bộ Công trải qua nhiều triều vua nhà Nguyễn. Ngoài ra ông còn có tên là Lê Đăng Lĩnh. Lê Đăng Trinh sinh năm 1850 tại làng Bích Động, đây được xem là ngôi làng có nhiều bậc tuấn tài, nhà chính trị gia xuất sắc.

Lê Đăng Trinh là con trưởng của ông Lê Cảnh Chính, Binh Bộ viên ngoại lang, Trung phụng đại phu, Đô sát viện hữu phó đô ngự sử, hàm nhị phẩm dưới triều Minh Mạng và bà phu nhân Lê Bá Thị Huấn.

Lê Trinh học tập rất giỏi và có phương pháp học tập khiến người khác phải nể phục. Quan điểm mà Lê Trinh thường tâm niệm: Một lĩnh vực hay nói rộng ra thì một môn học cũng cần có môn phái để người học có hệ tư tưởng chỉ đường.

a-41-1687405364.PNG
 

Hệ tư tưởng được đúc kết thành các bộ kinh như 6 kinh của Khổng tử, Đạo đức kinh của Lão tử, kinh phật của Thích Ca Mâu Ni mới hoàn chỉnh.

Trong một lần đi theo cha vào phủ của hoàng thân An Thành Công Miên Lịch, một vị đạo sĩ Trung hoa nhìn thấy và nói với cha Lê Trinh rằng ông có quý tướng.

Khi chỉ mới 20 tuổi, ông thi hương đỗ giả nguyên năm Canh Ngọ 1870. Năm 25 tuổi ông thi hội khoa năm Ất Hợi, Tự Đức năm thứ 28 đỗ phó bảng.

Sau đó ông làm quan và trải qua 6 triều vua nhà Nguyễn từ Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân. Ở mỗi triều Nguyễn khác nhau ông đều được tín nhiệm và giữ ngày càng nhiều trọng trách.

a-42-1687405364.PNG
 

Lê Trinh làm quan qua 6 đời vua nhà Nguyễn và là một trọng thần giữ nhiều chức vụ. Từ Bộ lí bộ Hộ, bộ Lại, tham tri bộ Hình, bộ Binh, tham biện Viện Cơ mật. Chưởng ấn Việt Đô Sát, vào năm 1892 sung Phó chánh sứ trong phái đoàn đi sức nhà Thanh.

Năm Thành Thái 1898, trong lúc đang làm tổng đốc An – Hà (Nghệ An – Hà Tĩnh) thì hay tin mẹ mất, ông đã xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Sau khi mẹ qua đời ông được triệu về Kinh nhận chức Phụ chính đại thần, Lễ bộ Thượng thư Cơ Mật Viện đại thần.

Lê Trinh mất ngày 12/09/1909 và được hoàng thân quốc thích tổ chức lễ an tang rất trọng thể. Hoàng đế nhà Thanh khi biết tin cũng phải vội cử phái bộ sứ giả đến phúng viếng đủ để cho thấy sự quan trọng của vị trọng thần này.