Đời sống

Lý do đặc biệt khiến cho điều hòa ở Đông Nam Á ngốn điện hơn những nơi khác

Bản thân con người cảm thấy nóng hơn khi độ ẩm cao, thế nhưng điều hòa lại chỉ tập trung vào làm mát không tập trung vào việc hút ẩm không khí. Độ ẩm chính là vấn đề thử thách người dân tại những vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam trong mùa hè.

Độ ẩm quá cao khiến cho mồ hôi không thể bốc hơi mà thay vào đó chúng sẽ dính vào da và tạo cảm giác khó chịu cho con người.

Với tình trạng này, nó sẽ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của con người, bên cạnh đó cũng tác động không ít tới hoạt động của điều hòa. Chúng sẽ làm điều hòa tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và thải ra khí nhà kính toàn cầu nhiều hơn.

a-25-1687319322.jpg
 

Các chuyên gia cảnh báo thế hệ điều hòa hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện thời tiết nóng ẩm tương lai. Máy điều hòa đáp ứng nhu cầu làm mát và giảm độ ẩm không khí, thế nhưng ít máy chỉ có thể làm được nhiệm vụ làm lạnh mà quên đi việc giảm độ ẩm trong không khí.

Khi độ ẩm cao và gây khó chịu cho con người, chúng ta thường bật điều hòa nhiệt độ thấp để chống lại cái nóng. Thế nhưng tình trạng này dẫn tới tiêu tốn năng lượng và thải khí nhà kính ra môi trường. Điều hòa hiện nay lại không được thử nghiệm ở những môi trường phù hợp.

Chúng được kiểm tra với nhiệt độ 35 độ C, tốc độ máy nén cố định, không phản ánh đúng điều kiện nóng ẩm tại các nước Nam Á và Đông Nam Á. Do đó, người dân ở khu vực này tốn nhiều tiền điện hơn khi sử dụng thiết bị.

a-24-1687319322.jpg
 

Một nghiên cứu do Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tại Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy khí thải từ điều hòa đều bắt nguồn từ độ ẩm. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên thì người dân tại những khu vực nóng ẩm sẽ là người cảm nhận đầu tiên. Họ sẽ đầu tư nhiều hơn cho thiết bị làm mát. Theo tính toán của các chuyên gia, người dân Trung Quốc và Ấn Độ sẽ mua hàng tỷ máy điều hòa trong tương lai.

"Điều hòa cần được kiểm nghiệm như trong tình trạng vận hành thực tế, sử dụng nhiều dải nhiệt độ và độ ẩm, kết hợp tốc độ máy nén khác biệt, giúp người dùng quyết định lựa chọn hợp lý nhất với họ", Ankit Kalanki, chuyên gia Viện nghiên cứu năng lượng sạch RMI tại Mỹ chia sẻ.

 

'Công lực quả bom nước' đập Tam Hiệp: 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam cộng lại liệu có bằng?

3 nhà máy thủy điện lớn nhất của Việt Nam có sản lượng điện như thế nào so với siêu đập lớn nhất hành tinh - Tam Hiệp?