Vị tướng tài ba của Quân đội Việt Nam, từng là Tổng Thanh tra Quân đội, bắt sống tướng địch khi còn trẻ
Cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng Hoàng Cầm gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
Đồng chí Hoàng Cầm có tên khai sinh là Đỗ Văn Cầm (1920-2013), ông sinh tại xã Sơn Công huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, Hà Nội. Tuổi thơ của ông mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 12 tuổi, độ tuổi còn rất trẻ. Sau đó ông phải lưu lạc kiếm sống tại Hà Nội, cho tới năm 21 tuổi đồng chí Hoàng Cầm đi lính khố xanh cho chính quyền thuộc địa Pháp. Sau đó khi chuyển về Hà Nội thì đào ngũ và thoát nạn trong vụ đảo chính Nhật ngày 9/3/1945.
Đồng chí Hoàng Cầm tham gia vào Đoàn Thanh niên cứu quốc Hà Nội vào tháng 7/1945. Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia Cứu quốc quân Hà Nội và chính thức lấy tên Hoàng Cầm theo phong trào đổi tên mới. Cuộc đời ông gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí luôn ở tuyến đầu và có nhiều công trạng trên khắp chiến trường, luôn là một tấm gương sáng để cấp dưới noi theo.
Năm 1949, đồng chí Hoàng Cầm được điều về Trung đoàn 209 và giữ chức Tiểu đoàn phó, sau đó ông được thăng lên làm Tiểu đoàn trưởng và tham gia vào trận đánh Đông Khê. Trong Chiến dịch Điện BIên Phủ, đồng chí là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209 chỉ huy đánh chiếm Sở chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ.
Năm 1954, Trung đoàn của đồng chí Hoàng Cầm đánh cứ điểm 507 nhưng không thành, sau đó đồng chí củng cố lại lực lượng và trực tiếp đề nghị Đại tướng Võ Nguyên GIáp cho đánh vào ban ngày. Được pháo chi viện, Tủng đoàn đã đánh thành công cứ điểm 507 và thừa thắng đánh tiếp vào các cứ điểm 508, 509.
Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm là Tư lệnh Quân đoàn 4 đánh mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc. Là một trong những trận quan trọng, ác liệt nhất trên đường đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary.
Sau khi hòa bình đồng chí Hoàng Cầm vẫn tại ngũ và đảm nhận các chức vụ khác nhau trong Quân đội như: Tư lệnh Quân khu 4, Tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam với hàm Thượng tướng.
Mặc dù dạn dày kinh nghiệm chiến đấu là thế, nhưng Thượng tướng Hoàng Cầm không bao giờ khoe khoang mà trái lại, ông luôn lắng nghe ý kiến của đồng chí, đồng đội. Thời bắt đầu vào nhận nhiệm vụ ở Sư đoàn 9, khi được giới thiệu là người từng tham gia trận đánh quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chưa là tướng nhưng đã bắt sống tướng, được cán bộ, chiến sĩ vỗ tay rần rần nhưng Hoàng Cầm cũng khiêm tốn chia sẻ, đánh Pháp khác với đánh Mỹ, nhưng cũng có những kinh nghiệm có thể vận dụng, ông cũng khẳng định: “Tôi mới nhận nhiệm vụ mới nên cần học tập các đồng chí, cho nên làm gì tôi cũng sẽ trao đổi để thống nhất”.