Chuyên gia chia sẻ về vụ ông Lê Tùng Vân, ‘Thầy ông nội’ đối diện mức án nào khi bị khởi tố thêm tội Loạn luân?
Lê Tùng Vân sẽ đối diện mức án nào khi bị khởi tố thêm tội Loạn luân?
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ với Vietnamnet, có nghi vấn về những đứa trẻ có cùng huyết thống với Lê Tùng Vân nên cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ để xử lý đối tượng.
Theo ông Đặng Văn Cường, trong trường hợp những người trong nhóm của Lê Tùng Vân biết rõ mối quan hệ huyết thống về cùng một dòng máu trực hệ hoặc là anh em ruột của nhau, những vấn cố tình có hành vi quan hệ tình dục thì đây là hành vi loạn luân.
Theo luật sư, quá trình điều cơ quan chức năng sẽ làm rõ được độ tuổi của những người có cùng dòng máu trực hệ hoặc anh chị em ruột quan hệ tình dục với nhau như thế nào? Việc quan hệ tình dục tự nguyện có quan trọng hay không? Từ đó xác định được tình tiết và định tội cũng như khung hình phạt.
Trao đổi với PV Doanh nghiệp & Tiếp thị, Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia tội phạm học cho hay nếu trong vụ việc Tịnh Thất Bồng Lai có hành vi loạn luân thì rõ ràng đây không chỉ là sự đồi bại, vô đạo đức, ảnh hưởng giống nòi, cần lên án mà còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp.
"Chúng ta đã tuyên truyền, xã hội lên án rất nhiều và pháp luật nghiêm cấm hành vi này từ rất lâu nên nếu xảy ra ở đây thì rõ ràng đó là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, lạc hậu rất lớn, đi lùi lại văn minh của nhân loại, xã hội và hơn thế, điều này còn thể hiện sự thách thức dư luận", ông Thìn nói với nguồn trên.
Vậy theo luật quy định thế nào về tội Loạn luân?
Điều 184 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội Loạn luân như sau:
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trong đó, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. (Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người đã đủ 16 tuổi trở lên hay chưa.
Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 115 Bộ luật Hình sự 1999).
Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 Bộ luật Hình sự 1999);
Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 113 Bộ luật Hình sự 1999) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 114 Bộ luật Hình sự 1999);
Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 Bộ luật Hình sự 1999).