Khám phá mới

Vị vua Việt Nam nổi tiếng tay không giết thú dữ, giặc ngoại xâm sợ hãi chưa đánh đã hàng?

Vị vua Việt Nam nổi tiếng tay không giết thú dữ, giặc ngoại xâm sợ hãi chưa đánh đã hàng?

Trước sức mạnh của nghĩa quân Phùng Hưng, quan đô hộ Cao Chính Bình không dám ra đánh, đóng chặt cổng thành cố thủ, sau đó sợ hãi sinh bệnh mà chết.

Ông có tự là Công Phấn, hiệu Đô Quân, gia thế là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, ông là người từng dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của ông là Phùng Hạp Khanh cũng là một hiền tài đức độ, ông từng tham gia vào khởi nghĩa Mai Thúc Loan lãnh đạo và có vợ là người họ Sử, sinh ra được 3 người con.

3 người con lần lượt tên Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh, đều có tài năng và xuất chúng hơn người. Thế nhưng so với 2 người em thì anh cả Phùng Hưng là người có tố chất đặc biệt hơn cả, ông có sức khỏe phi thường và tài năng trí tuệ vượt trội. Phùng Hưng cũng là người nối danh trong vùng nhờ nối nghiệp tra, dựng cờ khởi nghĩa và để lại nhiều chiến công oai phong.

Thời bấy giờ vùng Đường lâm xuất hiện nhiều thú dữ giết người, thảm họa khiến dân tình lo lắng sợ sệt. Tước hoàn cảnh đó Phùng Hưng cũng hai người em đã tìm cách giết hổ để trả lại bầu không khí bình yên cho người dân. Ông sử dụng kế làm giả người bằng rơm, dụ hổ xuất hiện, ông cởi trần và đắp bùn lên người, khi hổ xuất hiện Phùng Hưng bất ngờ nhảy lên hổ và dùng sức mình ghìm chặt hổ xuống sau đó con hổ đuối sức và bị ông cùng hai em trai giết.

Không chỉ khỏe mạnh, Phùng Hưng còn rất thông minh, theo Việt sử giai thoại lúc bấy giờ triều đình nhà Đường ở Trung Quốc suy yếu, bọn cai trị tại An Nam vơ vét của cải của nhân dân khiến cho cuộc sống lầm than. Căm ghét chính sách lúc bấy giờ lên Phùng Hưng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn nhằm đứng lên đòi lại lẽ phải. Cuộc khởi nghĩa do ông phát động nhận được nhiều sự hưởng ứng và 3 anh em họ Phùng làm chủ Đường Lâm sau đó tiến đánh các điểm mở rộng vùng vùng đất.

Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng Đô Tổng, chia quân trấn giữ những nơi hiểm yếu. Tướng nhà Đường là Cao Chính Bình đem quân đàn áp nhưng không thể làm gì được. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.

Tháng 4/791, ông từng khiến Cao Chính Bình hoảng sợ khi tiến đánh Cao Chính Bình rút quân vào trong thành và lo lắng sợ hãi mà chết. Phùng Hưng cũng chiếm được thành Tống Bình là Hà Nội bây giờ.

Sau khi mất, Phùng Hưng được suy tôn là Bố Cái Đại Vương. Con trai là Phùng An tiếp tục kế tục sự nghiệp của ông, nhưng chỉ duy trì được hai năm thì thất bại, phải đầu hàng giặc. Đất nước ta lại rơi vào ách thống trị của giặc ngoại xâm. Khi chết ông được mai táng tại phủ Tống Bình và sau đó được đưa thi hài về quê hương.