Giải trí

Vì sao biệt phủ trăm tỷ của Xuân Hinh lọt top 14 công trình kiến trúc hay nhất thế giới

Xuân Hinh xây dựng nên nơi này trước hết để giáo dục con cháu trong gia đình, bên cạnh đó anh muốn lưu giữ những nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống và kỷ niệm của bản thân.

Xuân Hinh từng tiết lộ bản thân dùng toàn bộ số tiền mà anh tích góp được trong 40 năm làm nghề để xây dựng. Để hoàn thành được ngôi nhà tiền tỷ này, nam nghệ sĩ đã cho xây dựng trên diện tích 5000m2, đổ rất nhiều công sức mồ hôi và số tiền lên tới vài trăm tỷ đồng.

Công trình đặc biệt này được thế kế trên bàn tay của kiến trúc sư Nguyễn Hà. Công trình được xây dựng lên từ 5 triệu viên gạch ngói và 1 triệu viên gạch thất cổ, tất cả các loại gạch này đều được là thủ công bằng tay. Chính bản thân Xuân Hinh đã phải đi khắp các làng để tìm thu mua về với số lượng lớn.

Trong khuôn viên nhà của mình, nam nghệ sĩ cho trồng nhiều cây cổ thụ có tuổi đời cao lên tới 50 năm. Theo mô tả của nam danh hài, các cây cổ thụ có dáng đứng như bàn tay đang hướng lên trời. Trong nhà còn có rất nhiều hiện vật đồ cổ như tượng, máy quay sợi, đồ gốm sứ,... được Xuân Hinh sưu tầm trong thời gian dài. Xuân Hinh là một người rất kỹ tính trong vấn đề xây dựng, anh cẩn thận tới từng chi tiết. "Ngày xưa ở đây nhiều đội xây lắm, có mấy đội cứ tới là kêu "chưa thấy công trình nào như của ông này, phải cầm từng viên gói mỏng dính lắp vào", Xuân Hinh cho hay.

Bỏ ra nhiều tiền bạc và công sức nhưng công trình này của Xuân Hinh không mang ra làm kinh doanh mà chỉ để bảo tồn, anh muốn lưu giữ những nét văn hóa và tín ngưỡng nghệ thuật. Toàn bộ công trình theo phong cách làng cổ Bắc bộ, nam danh hài lồng ghép nhiều kiến thức, văn hóa giao lưu nhưng không hề khó hiểu.

Xuân Hinh luôn tâm niệm trong lòng rằng bản thân phải lưu giữ những loại hình nghệ thuật truyền thống từ xa xưa, tránh bị mai một. Anh nói: "Thư viện này lưu giữ toàn bộ tài liệu, sách về hát văn, hầu đồng, ca dao, tục ngữ, quan họ, ca trù… Nói chung là tinh hoa của văn hóa Việt. Trong các bức tranh dân gian này là những vai hề chèo, Thị Mầu lên chùa… Nhà này để nghiên cứu, sưu tầm, thể hiện và phát triển".

Trong công trình này cũng là nơi bảo tồn, diễn xướng tín ngưỡng dân gian của người Việt. Nam danh hài đã xây Bảo tàng Đạo Mẫu với đầy đủ tranh tượng, đồ đạc trong tín ngưỡng tứ phủ thờ Mẫu. Tất cả đều dựa vào chất liệu nghệ thuật dân gian như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ.

Ngoài ra, Xuân Hinh cũng muốn lưu giữ lại sự nghiệp của chính mình, nên anh bài trí nhiều tranh ảnh, sách báo về các vai diễn anh từng thực hiện. Thậm chí, ngay ở gian đầu còn có chiếc xích lô gắn liền với nam danh hài trong vở Người ngựa, ngựa người. Anh nói: "Nhờ vở diễn này mà tôi kiếm được nhiều tiền, góp lại xây nên khu Linh từ".