Khám phá mới

Số phận những tôn thất nhà Trần đầu hàng quân Nguyên: Kẻ bị loại khỏi gia tộc, người bị bắn chết

Số phận những tôn thất nhà Trần đầu hàng quân Nguyên: Kẻ bị loại khỏi gia tộc, người bị bắn chết

Trong số những kẻ đã đầu hàng quân địch ngoại xâm, có người là con trai của vua, do đem lòng đố kỵ mà mang thân quyến đầu hàng quân giặc.

Trần Di Ái

Năm 1281 hoàng đế quân Nguyên đòi vua Trần Nhân Tông sang chầu, thế nhưng vua Trần lúc bấy giờ khước từ với lý do bị ốm. Phía nhà Nguyên yêu cầu nhà Trần: “Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng 2 người".

Lúc này Trần Di Ái cùng Lê Tuân, Lê Mục được vua cử sang thay, nhưng lòng tham của quân Nguyên không dừng ở đó, họ muốn thay đổi bộ máy cai trị nhà Trần nên đã phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, phong Lê Mục và Lê Tuân lên làm quan sau đó cử về nước cai quản. Trần Di Ái lòng đầy tham vọng dựa vào sức mạnh quân Nguyên để được làm vua, thế nhưng khi đoàn quân hộ tống Trần Di Ái trở về đã bị đánh tan, Trần Di Ái bị bắt sống đày xuống làm lính hầu ở phủ Thiên Trường.

Ảnh minh họa

Trần Kiện

Năm 1285 nhà Nguyên đem quân xâm lược nước ta lần thứ 2, lúc nàyTrấn thủ Thanh Hóa là Trần Kiện (con Trần Quốc Khang, cháu nội vua Trần Thái Tông) đem toàn gia quyến đầu hàng. Trần Kiện cũng chỉ điểm cho quân Nguyên khiến quân Đại Việt nhiều trận bị thiệt hại.

Sau đó chỉ vài tháng khi đang di chuyển đến ải Chi Lăng, toán quân hộ tống Trần Kiện diện kiến Hốt Tất Liệt bị vây đánh. Trần Kiện phá vòng vây nhưng bị toán dân quân đón đánh, gia tướng của Hưng Đạo Vương đã dùng tên bắn chết Trần Kiện.

Ảnh minh họa

Trần Văn Lộng

Trần Văn Lộng là cháu trai của Thái sư Trần Thủ Độ, người này đem quân ra đầu hàng quân Nguyên, thậm chí còn đánh lại quân Đại Việt. Sau khi quân ta chiến thắng quân nguyên, Trần Văn Lộng quá lo sợ nên đã chạy trốn sang Trung Quốc và được làm quan, sau đó chết tại nơi đất khách. 

Ảnh minh họa

Thái tử Trần Ích Tắc

Trần Ích Tắc là hoàng tử thứ 5 của vua Trần Thái Tông, vốn là một người giỏi văn và không giỏi võ. Khi chiến tranh xảy ra, các tướng võ được coi trọng, Trần Ích Tắc đem lòng đố kỵ, không được xem trọng và không được lên ngôi vua. Khi quân Nguyên đem quân sang đánh, người này đã đầu hàng giặc, thế nhưng Đại Việt toàn thắng, Trần Ích Tắc sang sống tại Trung Quốc. Trần Ích Tắc bị loại khỏi tông thất, vĩnh viễn không còn huyết thống với con cháu họ Trần.

Ảnh minh họa

Sau này con trai của Ích Tắc là Trần Hữu Lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại quân Nguyên ở Trung Quốc, chiếm được cả một vùng rộng lớn, lên ngôi Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Hán, niên hiệu là Đại Nghĩa.

Trong cuộc chiến với Chu Nguyên Chương, Trần Hữu Lượng gặp bất lợi, nhiều lần muốn giảng hòa với nhà Trần nhưng đều bị cự tuyệt. Năm 1363, Trần Hữu Lượng tử trận trong trận đánh ở hồ Bà Dương.