Đời sống

Tranh cãi lễ đính hôn cô dâu 17 tuổi, chú rể 18 tuổi tuổi tại Trung Quốc: Ngoại hình như học sinh

Lễ đính hôn của cặp đôi nhận về nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, đa số tập chung vào độ tuổi của cô dâu chú rể.

Câu chuyện tưởng chừng như không có thật này lại diễn ra tại Giang Tô, Trung Quốc. Cô dâu chú rể đứng giữa sân khấu chụp ảnh kỷ niệm với mọi người, hai người có vẻ khá xấu hổ khi để lộ gương mặt lo lắng, sợ sệt và khá non trẻ. Trong hình ảnh, chú rể mặc vest, cô dâu mặc váy đỏ truyền thống và cả hai vô cùng coi trọng lễ đính hôn này.

Lễ đính hôn được diễn ra như bình thường và hai bên gia đình đều đồng ý cho cuộc hôn nhân này. Cô dâu trông có vẻ nhỏ nhắn và nhút nhát, đứng núp sau lưng chú rể, chú rể cố gắng giữ bình tĩnh nhưng cũng không thể vượt qua được nỗi sợ khi ở nơi đông người.

Cặp đôi nhận được nhiều sự quan tâm khi đính hôn còn quá trẻ.

Được biết, cô dâu chú rể còn rất trẻ, chú rể mới 18 tuổi, cô dâu còn trẻ hơn, chỉ mới 17 tuổi và là trẻ vị thành niên. Nhiều người không khỏi cảm thán, ở tuổi 17-18, đáng lẽ phải trong giai đoạn chạy nước rút để thi đại học, tại sao lại tổ chức lễ đính hôn vào lúc này. Tuy có lo sợ nhưng khi được nhắc nhở về việc chào hỏi, cả hai vô cùng vui vẻ nở nụ cười chào mọi người xung quanh.

Xét theo luật pháp Trung Quốc, cô dâu chú rể không thể kết hôn ở độ tuổi này và đương nhiên cũng không thể đăng ký kết hôn. Vậy nên họ mới chủ đính hôn và người ngoài có nói gì cũng không ảnh hưởng và không vi phạm pháp luật. 

Nét mặt lo lắng hiện rõ trên mặt cô dâu chú rể.

Từ những biểu hiện của cô dâu chú rể còn non nớt này, cư dân mạng cho rằng đây là cuộc hôn nhân được mai mối sẵn. Buổi đính hôn này cũng diễn ra theo yêu cầu của phụ huynh hai bên, có thể họ không có tình cảm dành cho nhau, nhưng cũng có thể cả hai đã quen nhau từ khi còn nhỏ và đã có tình cảm đặc biệt.

Từ biểu hiện của cô dâu chú rể mới đính hôn, nhiều cư dân mạng cho rằng cặp đôi này được mai mối hoặc là kết quả từ lời cam kết nào đó của bậc trưởng bối, giống như đính ước từ trong bụng mẹ. Buổi đính hôn này suy cho cùng cũng chỉ là mong muốn của cha mẹ đôi bên mà thôi, vốn không hề xuất phát từ tình yêu.

“Hai bạn trẻ đang tuổi ăn tuổi học mà lại bắt chúng đính hôn, trói buộc nhau bởi cái gọi là hôn nhân. Vậy thì làm sao chúng biết theo đuổi sự tự do và tình yêu riêng?”.

“Đây chắc chắn là sự sắp đặt của bố mẹ. Họ thật ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, nghĩ rằng làm như vậy là đúng, là mang đến hạnh phúc cho con, nhưng ở góc độ nào đó thì đang bắt con phải đi trên con đường chưa chắc chúng đã muốn”.

“Đây có thể là hệ lụy của tình trạng coi trọng sính lễ, cảm thấy đôi bên môn đăng hộ đối nên quyết định cho hai đứa con cùng tiến tới hôn nhân, định đoạt thay chúng”.

Nhiều người lên tiếng chỉ trích cộng đồng mạng khi có những lời nói khiếm nhã, can thiệp quá sâu vào câu chuyện. Đa số cho rằng việc họ làm là không vi phạm pháp luật, câu chuyện đằng sau chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được, không nên can thiệp vào chuyện của người khác.