Đời sống

Một loại lá cây của Việt Nam được săn lùng dù có giá đắt đỏ, ít có quốc gia nào sở hữu

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu các loại lá trong tháng 10/2023 đạt 544.000 USD, con số này tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu lá đạt 5,7 triệu USD, con số giảm đi 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong tháng 10/2023, xuất khẩu lá nguyệt quế đã thu về  33.000 USD, tăng 323,9% so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu lá nguyệt quế đạt 936.000 USD, tăng tới 1.738,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Nói đến lá nguyệt quế, đây là lá của cây nguyệt quế và có xuất xứ từ Địa Trung Hải. Loại cây này có ở nhiều nước Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, sc, Nam Âu, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Algeria, Maroc, Bỉ, Trung Mỹ, Mexico, Nam Hoa Kỳ và quần đảo Canary.

Nguyệt quế được tiêu thụ theo nhiều cách khác nhau, ngoài lá tươi và dạng chế biến phổ thông khác bao gồm toàn bộ lá khô, lá đông lạnh, bột và tinh dầu chiết xuất. Lá cây nguyệt quế có thể thu hoạch ở bất kỳ thời điểm nào trong năm từ một cây trưởng thành hoàn toàn.

Nhắc đến lá nguyệt quế không ai còn xa lạ bởi đây là nguyên liệu được dùng trong nước dùng của phở - món ăn "quốc dân" của người Việt - đặc biệt là phía Bắc. Lá nguyệt quế có vị cay cay, đắng và thơm và thường được dùng để ướp, xào, nêm nếm, khử mùi tanh của thịt cá. Tác dụng của lá nguyệt quế trong nấu ăn giúp kích thích vị giác, làm tăng hương vị thơm ngon cho các món hầm, súp, cà ri.

Lá nguyệt quế đồng thời cũng là một thành phần quan trọng trong trà, dầu, pho mát và rượu, và tinh dầu của nó được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm cho xà phòng, nước hoa, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống và các sản phẩm nha khoa.

Trong lá cây nguyệt quế có 2 thành phần là mycrene và eugenol có tác dụng kháng viêm. Tinh dầu nguyệt quế còn có thể giúp phổi được làm sạch và làm giảm sự đông đặc phổi.

 

Bà vú của Phổ Nghi cả đời oán hận vì 'cái nghề chua chát', chịu đựng nỗi khổ trăm bề

Khác với những bà vú thời phong kiến, bà vú của Phổ Nghi có số phận chua chát và đau khổ đến không ngờ.