Đời sống

Một huyện nghèo nhất cả nước vực dậy sau khi chú trọng phát triển vào một loại cây

Một huyện nghèo nhất cả nước vực dậy sau khi chú trọng phát triển vào một loại cây

Giá trị kinh tế mà cây đào mang lại vô cùng nhiều, vậy nên hiện nay huyện Ngân Sơn là một trong những địa phương tại Bắc Kạn tích cực nâng cao và mở rộng diện tích trồng đào với gần 37ha.

Thời điểm trước và trong toàn bộ thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán, du khách đi du lịch tới Ngân Sơn mua cành đào và sẽ dành thời gian để chụp ảnh cùng quang cảnh nơi đây. Theo ông Hoàng Văn SLín, Trưởng thôn Đèo Gió cho biết, khu vực đèo Gió thường có khí hậu mát mẻ vào mùa hè, mùa đông thì hay có sương mù, mưa phùn và nhiệt độ thường thấp hơn so với các nơi ở vùng thấp từ 2 - 3 độ C nên cây đào trồng ở đây sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Thời gian trở lại gần đây các hộ dân sinh sống đã đầu tư và bỏ công sức vafot rồng cũng như chăm sóc đào để bán phục vụ các dịp lễ. Nhiều hộ gia đình thậm chí còn áp dụng những kỹ thuật khoa học vào trồng đào và mang lại kết quả đáng ngưỡng mộ.

Vào thời điểm diễn ra lễ Tết Nguyên Đán, hàng nghìn đơn hàng được người dân bắt đầu đóng gói và gửi tới các tỉnh khác. Nhiều cành đào chơi tết được người dân bán từ đầu tháng 12 âm lịch, nhất là khoảng thời gian cận kề tết. Những cây đào có độ tuổi hơn 10 năm sẽ được bán với giá từ 2,5 triệu đồng trở lên và thậm chí có thể cao hơn. Cũng chính cây đào là nguồn chủ lực mang lại thu nhập cao cho những người dân.

Không chỉ dừng lại ở kinh doanh đào hay thu hoạch hoa đào, Ngân Sơn tiếp tục đẩy mạnh phát triển và chế biến quả đào đem về giá trị cao. Vụ đào năm 2023 được thu hoạch với diện tích 15ha và năng suất lên tới 48 tạ/ha, sản lượng 700 tấn, giá bán từ 25-50.000 đồng/kg.

Theo ông Phạm Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn: Hiện nay, huyện đang phối hợp với Viện Rau quả Trung ương để phục tráng, bảo tồn giống đào. Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận cây đầu dòng, là cơ sở để Ngân Sơn bảo tồn giống đào. Theo đề án bảo tồn, huyện sẽ phát triển thêm 13ha đào, tập trung tại thị trấn Nà Phặc và các xã Vân Tùng, Đức Vân.

Để nâng cao những giá trị mà cây đào mang lại, địa phương còn tổ chức cho các HTX đi học hỏi kinh nghiệm tại những nơi đi trước. Từ đó rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu cho địa phương tránh những thiệt hại không mong muốn.

 

Những tháp nước cổ nhất tại Việt Nam, có tuổi đời hơn 100 năm và thiết kế độc lạ

Những tháp nước này là một trong những dạng kiến trúc cổ thời thuộc địa của Việt Nam, dù đã trải qua thời gian dài nhưng những tháp nước này vẫn được giữ gìn.