Đời sống

Sau sự cố đáng thương tâm, Itaewon hiện giờ ra sao: Đường phố vắng vẻ đến đáng sợ, ít người dám qua lại ngõ 'tử thần'

Sau sự cố đáng thương tâm, Itaewon hiện giờ ra sao: Đường phố vắng vẻ đến đáng sợ, ít người dám qua lại ngõ 'tử thần'

159 sinh mạng đã ra đi trong vụ thảm kịch tại Itaewon, cướp đi những đứa con trong gia đình, mỗi nhà lại thiếu đi một thành viên và để lại những nỗi đau không thể nào nguôi. Con hẻm nơi diễn ra thảm kịch tàn khốc đó giờ ra sao sau 1 năm?

Trong ngày thảm kịch 29/10/2022, đám đông giới trẻ đã tràn vào con hẻm tại Itaewon, nơi được xem như khu giải trí nổi tiếng về đêm của các bạn trẻ để ăn mừng Halloween sau thời gian dài giãn cách xã hội.

Với số lượng người khổng lồ nhưng lại có diện tích không đủ lớn, nơi đây đã rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Con hẻm chỉ rộng khoảng 3,2 mét và dài 40 mét đã trở thành ‘địa ngục’ của nhiều mảnh đời còn rất trẻ.

Đã 1 năm trôi qua kể từ thảm kịch đáng sợ đó, những hàng rào phong tỏa đã được gỡ bỏ và con hẻm đã trở lại hoạt động bình thường. Thế nhưng nơi đây vẫn chưa thể nào thoát khỏi sự u ám và trầm buồn mà 1 năm trước mang lại. Người ta thậm chí còn không dám đi qua con hẻm bởi lo lắng và yếu bóng vía.

Yuki Yoshida, một công dân Nhật Bản bắt đầu theo học một trường dạy tiếng Hàn vào tháng 9/2023 cho biết đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy con hẻm.

Tại đây, cô viết lời chia buồn trên một mảnh giấy và gắn nó lên bức tường tưởng niệm, nơi chứa hàng trăm tờ giấy khác chứa lời tưởng niệm được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cô nói, âm thanh của từ "Itaewon" và khung cảnh vắng lặng tại nơi đây thực sự khiến trái tim cô đau nhói.

Vụ giẫm đạp ở Itaewon là thảm họa tồi tệ nhất ở Hàn Quốc kể từ sau vụ chìm phà năm 2014 khiến 304 người thiệt mạng, trong đó có 250 học sinh và giáo viên của trường trung học Danwon.

Hiện tại, những dấu hiệu kinh hoàng về những gì đã diễn ra không còn lại nhiều ở Itaewon, ngoại trừ vài địa điểm tưởng niệm, như các bức tường dán những tờ giấy ghi chú chứa thông điệp tưởng nhớ người đã khuất.

 

Loạt gỗ quý xuất hiện trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn: Từ gỗ lim cho tới trầm hương, ngày nay lại càng đắt đỏ

Cửu Đỉnh nhà Nguyễn chính là 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác và được khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, 1 năm sau thì được hoàn thiện. Đáng nói, Cửu đỉnh lưu giữ những hình ảnh đặc trưng của nước Việt trong đó có nhiều hình ảnh cây gỗ quý.