Đời sống

Bí mật đằng sau đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng, đáp án được hé mở khi 1 bức tượng nứt vỡ?

Đầu năm 1974, những người nông dân tại thị trấn lệ Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang đào một cái giếng đã tìm thấy một số bức tượng bằng gỗ vỡ được làm từ đất sét. Đáng chú ý những bức tượng này có kích thước giống như con người và sau khi kiểm tra, thăm dò, Đội khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đã phát hiện ra đội quân chiến binh và ngựa đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là di sản lịch sử, văn hóa của Trung Quốc, nơi đây đã được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Thế giới vào năm 1987. VIêc nghiên cứu lăng mộ cũng trở nên chuyên sâu hơn, những bức tượng đất nung này có hình ảnh cực sống động cũng như chi tiết. Người ta thậm chí còn đặt ra câu hỏi liệu những chiến binh đất nung này có phải do đắp trên người sống ra hay không?

Những giả thuyết này không phải không có cơ sở, bởi tại Trung Quốc thời xa xưa đã có tục bồi táng, tứ claf hiến tế người sống theo người chết. Trong lăng mộ hoàng gia được khai quật ở An Dương, hơn 5.000 người đã bị giết hoặc chết. Vậy nên nhiều người không khỏi tò mò liệu Tần Thủy Hoàng có áp dụng tập tục này cho mình hay không?

Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều loại chiến binh đất nung và ngựa trong lăng mộ Tần Thủy hoàng. Những chiến binh này bao gồm chiến binh đất nung xe ngựa, chiến binh bắn súng đứng, chiến binh bắn súng quỳ, chiến binh kỵ binh,... Các chiến binh và ngựa đất cũng được chia làm hai loại chính là binh lính và tướng.

Trên thực tế, các chiến binh và ngựa đều được tạo ra bằng phương pháp làm gốm và nung. Những người thợ này đã là khuôn gốm để tạo phôi đầu tiên, sau đó phủ một lớp bùn mịn để gia công, chạm khắc tạo màu. Sau khi một bức tượng gốm bị nứt một cách tự nhiên, các chuyên gia mới tìm hiểu được cách thức chi tiết từng chiến binh này được tạo ra. Hầu hết các bức tượng gốm đều được ghép từ nhiều phần khác nhau, thường chia thành thân tượng và đầu tượng chứ không phải do đúc từ một khuôn lớn hoàn chỉnh ngay từ đầu.

Về việc chiến binh đất nung được nặn hoặc lấy mẫu trực tiếp từ người, nhiều học giả đã lên tiếng phản bác. Họ cho rằng không có chuyện con người bị hiến tế chôn sống. Thời nhà Tần đã chính thức dẹp bỏ tập tục này và việc họ dùng những bức tượng thay cho việc chôn cất người sống.

 

Sự thật về quái vật Frankenstein, nhân vật gây ám ảnh và là biểu tượng của dịp lễ Halloween

Frankenstein là một quái vật nổi tiếng ở Phương Tây từ xưa đến nay và thường được hoá trang ở các dịp lễ Halloween hằng năm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sự thật về gã quái vật này.